Chồng vay tiền ngân hàng, vợ có phải liên đới trả nợ khi ly hôn?

Xin chào t muốn hỏi chút về vấn đề ly hôn đơn phương ạ.
Chồng t có đứng lên vay ngân hàng khoản tiền ngân hàng là 400tr thế chấp bằng sổ đỏ có đứng tên bố chồng t. Vậy cho t hỏi khoản nợ đó có tính là nợ chung bởi sau khi kết hôn mới vay, mục đích vay để chồng t làm ăn nhưng trên hợp đồng của ngân hàng là vay tiêu dùng ạ?

Ngọc Anh

Căn cứ pháp lý

d0atu van phap luat hon nhan 4 1

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty Luật Việt Phong, đối với câu hỏi của bạn Công ty Luật Việt Phong xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc về 1 số vấn đề pháp lý liên quan đến việc chấm dứt hôn nhân theo yêu cầu của một bên.

Dựa theo thông tin được cung cấp và căn cứ theo pháp luật dân sự về hôn nhân, gia đình, tại điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Theo đó, khi có căn cứ về việc bạo lực gia đình như đã bị xử lý vi phạm hành chính theo các quy định tại mục 4 chương II Nghị định 167/2013 hoặc vi phạm các quy định liên quan đến quyền và nghĩa vụ của vợ chồng theo như quy định tại chương III Luật hôn nhân và gia đình; đã bị xử phạt hành chính nhiều lần với hình thức không phải là phạt cảnh cáo; khiến cho mục đích của hôn nhân không đạt được thì được tiến hành thủ tục chấm dứt hôn nhân theo yêu cầu của một bên.

Tiếp theo liên quan đến thắc mắc vấn đề phân chia tài sản sau ly hôn, dựa theo thông tin ban đầu là vay tiền ngân hàng theo hình thức thế chấp tài sản, được xác lập trong thời kỳ hôn nhân với mục đích là vay tiêu dung. Thứ nhất, căn cứ theo pháp luật về hôn nhân gia đình, tại điều 33 Luật hôn nhân gia đình quy định:

Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Theo đó, các giao dịch được hình thành trong thời kỳ hôn nhân và không phát sinh từ tài sản được tặng, cho hay thuộc sở hữu riêng hoặc phụ vụ nhằm đảm bảo cho nhu cầu của gia đình được xem là tài sản chung của vợ chồng, theo đó vợ chồng có quyền lợi và trách nhiệm liên đới như nhau đối với các giao dịch đó. 

Tuy nhiên, trong trường hợp này, việc thực hiện giao dịch vay tài sản theo hình thức thế chấp. Căn cứ theo pháp luật dân sự về thế chấp tài sản, tài sản được đem thế chấp làm phát sinh quan hệ về quyền và nghĩa vụ giữa chủ sở hữu tài sản và bên nhận thế chấp. Trong trường hợp nghĩa vụ không được thực hiện đúng như cam kết thì tài sản thế chấp sẽ được xử lý theo phương thức căn cứ theo điều 303 BLDS 2015 quy định:

Điều 303. Phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp
1. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:
a) Bán đấu giá tài sản;
b) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
c) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
d) Phương thức khác.
2. Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.
nhằm đảm bảo cho quyền và lợi ích của các bên trong giao dịch dân sự. 
Như vậy, việc vay tài sản thông qua hình thức thế chấp tài sản từ cá nhân khác sẽ không làm phát sinh trách nhiệm liên đới với vợ, chồng.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về các vấn đề pháp lý liên quan đến giải quyết việc chấm dứt hôn nhân. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp luật.

Chuyên viên: Đức Luân

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề