Chủ hụi ôm tiền bỏ trốn thì sẽ bị xử lí như thế nào?

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi có tham gia chơi hụi, tôi đã góp tất cả là 15 triệu vào hụi và một số anh em nữa cũng góp tiền. Tổng giá trị tài sản mà chủ hụi nắm giữ là 150 triệu đồng, do cũng tin tưởng nên chúng tôi an tâm góp tiền cho chủ hụi nhưng không ngờ là chủ hụi lại bỏ trốn, bây giờ không liên lạc được. Anh, em chúng tôi rất lo lắng giờ nhờ luật sư tư vấn giúp là tôi nên làm thế nào và nếu như chủ hụi bỏ trốn như thế thì bị xử lý như thế nào? Xin cám ơn!

Người gửi: Nguyễn Thanh Hồng (Đà Lạt)

Chủ hụi ôm tiền bỏ trốn thì sẽ bị xử lí như thế nào

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

 

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới  luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: 

1. Căn cứ pháp lý

– Bộ Luật hình sự năm 1999

– Nghị định số 144/2006/NĐ-CP

2. Giải đáp thắc mắc của bạn:

Theo quy định Điều 479 Bộ luật dân sự 2005 quy định rõ về hình thức chơi  Họ, hụi, biêu, phường, theo đó:

họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là một hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thoả thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên. Hình thức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên pháp luật nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi.”

Như vậy, có thể thấy, bản chất của chơi họ là một dạng của hợp đồng cho vay tài sản giữa các bên tham gia nhằm mục đích xoay vòng vốn đóng góp tương trợ lẫn nhau. Nhà nước bảo hộ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia họ, hụi, biêu, phường.

Việc chủ họ sau khi có được tiền do các thành viên tham gia đóng góp (tức là chủ họ có được tài sản qua hợp đồng hợp pháp) sau đó bỏ trốn nhằm chiếm đoạt số tiền này. Số tiền chủ họ chiếm đoạt lên tới 150 triệu đồng.

Căn cứ theo quy định của pháp luật và những dấu hiệu trên, chủ họ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại điều 140, Bộ Luật hình sự năm 1999:

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

 b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

đ) Tái phạm nguy hiểm;

e) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.”

Bạn có thể khởi kiện lên tòa án nơi cư trú của chủ họ để kiện đòi lại số tiền mà chủ họ đã chiếm đoạt

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về chủ hụi ôm tiền bỏ trốn thì sẽ bị xử lí như thế nào? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Chủ hụi ôm tiền bỏ trốn thì sẽ bị xử lí như thế nào?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề