Chuyển nhượng đất lâm nghiệp không có đăng ký có bị xử phạt hành chính?

Tóm tắt câu hỏi:

Kính chào luật sư. Tôi có câu hỏi mong luật sư giúp đỡ:
Tôi có mua một mảnh đất khoảng 13.000 m2 của một người dân tộc thiểu số với giá 25 triệu đồng (chưa qua xác nhận của chính quyền địa phương). Mảnh đất được nằm giữa 2 mãnh cafe. Tôi có trông một ít cây kari để làm ranh giới, sau vài năm tôi bán lại cho ông Tâm người cùng địa phương (chưa qua xác nhận của chính quyền địa phương), ông Tâm đã thuê máy múc đào hố trồng cafe, sau 3 tháng UBND xã kiểm tra và xác nhận đất này thuộc đất lâm nghiệp. UBND xã lập biên bản xử phạt hành chính tôi với nội dung sau:
Áp dụng khoản 1 điều 13 nghị định 102/2014 ngày 10/11/2014 phạt hành chính 4 triệu đồng.
Khôi phục: nộp vào ngân sách nhà nước qua bộ phận kế toán xã với số tiền 70 triệu đồng (số tiền này bán cho ông Tâm 70 triệu đồng) trong dó có nêu: do tiền thu lợi mà có.
Vậy cho tôi hỏi:
1- Khi mua tôi không biết đất đó là đất lâm nghiệp vì đất đó đã được người dân tộc thiểu số phát làm lúa rẫy. Vậy phạt vi phạm hành chính với tôi có đúng không? Trong lúc đó không mời người bán cho tôi làm việc và không xử phạt.
2- Nếu nộp khôi phục thì nộp 70 triệu đồng có đúng không? Vì tiền lợi nhuận là 45 triệu đồng.
3- Ông Tâm là người tự khai phá làm café có bị xử phạt không? Đất đó xử lý thế nào?
Xin chân thành cảm ơn luật sư.
Người gửi: Huy Hoàng
caphe

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1/ Cơ sở pháp lý

– Luật Đất đai 2013;
– Nghị định số 102/2014/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai.

2/ Chuyển nhượng đất lâm nghiệp không có đăng ký có bị xử phạt hành chính?

Mảnh đất như bạn nêu trong trường hợp trên chưa cụ thể là loại đất nào, đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa. Bạn cần lưu ý, nếu mảnh đất là đất được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân là dân tộc thiểu số sử dụng theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì được chuyển nhượng, tặng cho sau 10 năm kể từ ngày có quyết định giao đất của Chính phủ (theo khoản 3, Điều 192 Luật đất đai 2013). Bên cạnh đó, bạn cũng phải lưu ý xem đất mà bạn nhận chuyển nhượng và chuyển nhượng có thuộc trường hợp không được chuyển nhượng không?
Theo Điều 191 Luật đất đai 2013 có những Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất:
Điều 191. Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
3. Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
4. Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.”
Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà không có xác nhận của chính quyền địa phương là trái với quy định của Luật đất đai 2013 vì theo khoản 6, điều 12 Luật đất đai 2013 và theo điều 188 Luật đất đai 2013:
Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm
6. Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền….”
Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.
3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính”
Do đó, tại Nghị định số 102/2014/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai đã có quy định về xử phạt hành chính đối với trường hợp “tự ý chuyển quyền sử dụng đất khi không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 188 của Luật Đất đai”:
Điều 13. Tự ý chuyển quyền sử dụng đất khi không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 188 của Luật Đất đai
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đất đang có tranh chấp, đất đang bị kê biên để bảo đảm thi hành án, đất đã hết thời hạn sử dụng nhưng không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.”
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về đất đai được quy định như sau:
Điều 31. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm”
Do vậy, việc UBND xã xử phạt hành chính đối với bạn trong trường hợp này là đúng với quy định của pháp luật. Về mức nộp phạt 70 triệu đồng là không đúng theo quy định của pháp luật vì số tiền thu được từ khoản lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm là 45 triệu đồng.
Hành vi của ông Tâm đã thuê máy múc đào hố trồng café đối với đất lâm nghiệp là không trái với quy định của pháp luật. Theo quy định tại khoản 1,2 Điều 135 Luật đấi đai 2013:
Điều 135. Đất rừng sản xuất
1. Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên cho tổ chức quản lý rừng để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
2. Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định sau đây:
a) Giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo hạn mức quy định tại điểm b khoản 3 Điều 129 của Luật này để sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp. Đối với diện tích đất rừng sản xuất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng vượt hạn mức thì phải chuyển sang thuê đất;
b) Cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư trồng rừng;
c) Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để trồng rừng hoặc trồng cây lâu năm.”
Như vậy, nếu trường hợp đất được giao cho người dân tộc thiểu số là đất rừng sản xuất thì người sử dụng đất rừng sản xuất được trồng cây lâu năm (cà phê) theo điểm c, khoản 2, Điều 135. Và trường hợp này, anh Tâm được phép đào hố trồng café trên đất này. Và theo công ty Luật Việt Phong, anh Tâm nên làm các giấy tờ, thủ tục về chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật để tránh bị xử phạt hành chính.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về vấn đề Chuyển nhượng đất lâm nghiệp không có đăng ký có bị xử phạt hành chính không? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Nguyễn Thanh Bình

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Chuyển nhượng đất lâm nghiệp không có đăng ký có bị xử phạt hành chính?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề