Có được áp dụng tập quán địa phương để giải thích hợp đồng mua bán bưởi?

Có được áp dụng tập quán địa phương để giải thích hợp đồng mua bán bưởi? 

Tóm tắt câu hỏi:

Ngày 20/12/2014, anh Nguyễn Văn A quê ở xã Phú Hữu A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đã ngỏ ý  muốn mua bưởi Phúc Trạch của nhà anh Nguyễn Văn B quê ở xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh để bán vào dịp Tết cho người dân trong này. Vì vốn có quan hệ là anh em họ với nhau, lại nhân dịp B cất công vào tận nơi Hậu Giang để thăm anh em họ hàng xa trong này, A và B đã tin tưởng lẫn nhau mà không làm hợp đồng bằng văn bản khi mua bán. B đồng ý bán tám chục quả bưởi năm roi cho A, hẹn ngày 25/12/2014 giao hàng tại nhà của anh A ở xã Phú Hữu A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, giá mỗi quả bưởi năm roi là 30.000 đồng ( ba mươi nghìn đồng), giá này đã cộng thêm phí vận chuyển. Ngay sau đó, B có ghi trong giấy nhớ nhắc nhở giao hàng là: “tám chục quả bưởi năm roi tại Phú Hữu A, Châu Thành, Hậu Giang và số điện thoại của anh A 0902538XXX”. Đăc biệt, số điện thoại được ghi trong giấy nhớ lại do chính tay anh A viết và anh A đã trả trước cho anh B số tiền là 500.000 đồng (năm trăm nghìn đồng) coi như tiền đặt cọc. Khi thỏa thuận mua bán và trả tiền thì đều có anh Đồng Văn S là người làm vườn của nhà anh A chứng kiến. Đến ngày giao hàng, anh B đích thân bàn giao số bưởi như đã thỏa thuận với anh A ngày 20/12/2014 tại nhà của anh A. Tuy nhiên, sau khi kiểm hàng A đã báo với B là số lượng bưởi thiếu nhiều,không đúng như trong hợp đồng. Cụ thể theo anh A thì số lượng bưởi mà anh B phải giao là tám chục quả, tương đương 112 quả, nhưng ở đây chỉ có đúng 80 quả. Thiếu 32 quả nên anh A không thể giao hàng cho những người đã đặt mua bưởi năm roi của anh. Như vậy, theo anh A thì một chục tương đương 14 quả (mười bốn quả). Sau đó hai bên xảy ra tranh chấp. Vì B cho rằng một chục bằng 10 (mười) quả nên số bưởi B giao là 80 (tám mươi) quả là đã đủ số lượng như đã thỏa thuận. Do hai bên không thỏa thuận được với nhau về số lượng bưởi phải giao, nên sau đó, B đã gửi đơn khiếu nại lên Ủy ban nhân dân xã Phú Hữu A để nhờ giải quyết tranh chấp.

Cho em hỏi là nếu gửi đơn khiếu nại đề nghị giải quyết thì B nên gửi đơn cho cơ quan chức năng nào để vụ việc được giải quyết một cách nhanh nhất ạ, và vẫn đảm bảo lợi ích cho B?

Nếu tình huống này giải quyết tranh chấp bằng áp dụng tập quán thì sẽ áp dụng tập quán tại nơi giao kết hợp đồng chứ ạ (tức chính là nơi thường trú của bị đơn ạ),như vậy Tòa án công nhận tập quán phổ biến tại địa phương đó là 1 chục bằng 14?

Việc hai địa phương đều có hai tập quán khác nhau để áp dụng có mâu thuẫn gì với quy định áp dụng tập quán trong luật dân sự, cụ thể : Điều 3 về áp dụng tập quán và quy định  tương tự pháp luật, và điều 126 về giải thích giao dịch dân sự không ạ? Hay là mình không áp dụng tập quán trong trường hợp này mà áp dụng ngôn ngữ phổ thông toàn dân (1 chục mặc nhiên được hiểu là 10)?

Người gửi: Hằng Trần. 

Có được áp dụng tập quán địa phương để giải thích hợp đồng mua bán bưởi?

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: 

1/ Căn cứ pháp lý

– Bộ luật Dân sự năm 2005;

– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004.

2/ Có được áp dụng tập quán địa phương để giải thích hợp đồng mua bán bưởi?

Theo thông tin bạn cung cấp, hợp đồng mua bán được diễn ra tại tỉnh Hậu Giang, theo đó tại Hậu Giang có tập quán 1 chục được hiểu là bằng 14. Đồng thời người bán là Nguyễn Văn B quê ở xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, theo anh 1 chục được hiểu là bằng 10.

Điều 3 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005, quy định: “Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thoả thuận thì có thể áp dụng tập quán; nếu không có tập quán thì áp dụng quy định tương tự của pháp luật. Tập quán và quy định tương tự của pháp luật không được trái với những nguyên tắc quy định trong Bộ luật này.

Nội dung Điều 3 BLDS năm 2005 là một quy định nhằm mở rộng thẩm quyền của TAND trong khi giải quyết những tranh chấp bằng việc áp dụng tập quán, trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thoả thuận. Hơn nữa, theo quy định tại điều này, trong trường hợp không có tập quán để áp dụng thì áp dụng quy định tương tự của pháp luật. Tập quán và quy định tương tự của pháp luật không được trái với những nguyên tắc của quan hệ pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành. Như vậy, việc áp dụng tập quán chỉ thực hiện khi thoả mãn hai điều kiện: thứ nhất, pháp luật không có quy định; thứ hai, các bên không có thoả thuận.

Do vậy, việc áp dụng tập quán hay áp dụng quy định tương tự của pháp luật để giải quyết tranh chấp vẫn tuân theo một nguyên tắc truyền thống thuộc thẩm quyền của Toà án.

Theo Khoản 1 Điều 126 BLDS năm 2005, khi giao dịch dân sự có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì việc giải thích giao dịch đó được thực hiện theo thứ tự:

a) Theo ý muốn đích thực của các bên khi xác lập giao dịch;

b) Theo nghĩa phù hợp với mục đích của giao dịch;

c) Theo tập quán nơi giao dịch được xác lập.

Như vậy, tập quán nơi giao dịch được xác lập nếu được lựa chọn để giải thích giao dịch dân sự thì đó chính là tập quán pháp. Phù hợp với quy định đó, Khoản 4 Điều 409 BLDS 2005 quy định: khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tập quán tại địa điểm nơi giao kết hợp đồng. Theo đó, nếu giải quyết tranh chấp bằng áp dụng tập quán tại nơi giao kết hợp đồng.

3/ Về  thẩm quyền giải quyết.

–  Thẩm quyền của tòa án theo cấp:

Theo khoản 1 điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004.

” Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này;

b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 29 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp về lao động quy định tại khoản 1 Điều 31 của Bộ luật này.”

–  Thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ:

Theo điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định như sau:

Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

c) Toà án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản.”

Như vậy, tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc trong trường hợp này là tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, hoặc tòa án của nguyên đơn (trong trường hợp các bên có thỏa thuận với nhau bằng văn bản).

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Có được áp dụng tập quán địa phương để giải thích hợp đồng mua bán bưởi? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Có được áp dụng tập quán địa phương để giải thích hợp đồng mua bán bưởi?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề