Có được để lại toàn bộ tài sản cho con nuôi mà không để lại cho con đẻ được không?

Tóm tắt câu hỏi

Vợ chồng tôi có 2 đứa con đẻ và 1 đứa con nuôi nhưng chớ trêu 2 đứa con đẻ đều bất hiếu, không những không chăm sóc mà còn đối xử tệ bạc với vợ chồng tôi nhưng bù lại trời thương cho chúng tôi đứa con nuôi vô cùng có hiếu. Ông nhà tôi đã mất năm ngoái, còn tôi thì bệnh tật, vừa qua bệnh nặng hơn tôi phải nhập viện điều trị,lúc này chỉ có đứa con nuôi là túc trực chăm sóc, còn 2 đứa con đẻ không những không vào chăm sóc hỏi han mà còn liên tục thúc ép tôi chia tài sản thậm chí còn yêu cầu tôi không được cho đứa con nuôi bất cứ thứ gì vì nó không cùng huyết thống với mình. Tôi biết mình không qua khỏi nên tôi muốn lập di chúc để định đoạt tài sản. Cụ thể, tôi muốn để lại tất cả tài sản của tôi cho đứa con nuôi để nó lo hương khói, mồ mả còn với 02 đứa con đẻ tôi không muốn để lại cho chúng bất cứ đồng nào cả. Vậy luật sư cho tôi hỏi tôi làm di chúc như vậy có được không ạ. Tôi xin cảm ơn!
Người gửi: Hoàng Sơn ( Hà Nam )
Bài viết liên quan:
con rieng co duoc nhan di san thua ke cua bo khong internet 540x330 2

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật dân sự 2015

2. Có được để lại toàn bộ tài sản cho con nuôi mà không để lại cho con đẻ được không?

Điều 625 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“Điều 625. Người lập di chúc
1. Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.”
Trong đó, điểm a Khoản 1 Điều 630 Bộ luật dân sự quy định như sau:
“Điều 630. Di chúc hợp pháp
1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;”
Như vậy, chắc hẳn là bạn là người đã thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên) và dù đang nằm viện nhưng  nếu bạn vẫn minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe doạ cưỡng ép thì theo quy định trên bạn hoàn toàn có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của mình (bao gồm tài sản riêng của bạn và phần tài sản của bạn trong tài sản chung với người khác.) 
Đồng thời, Điều 626 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền của người lập di chúc như sau:
Điều 626. Quyền của người lập di chúc
Người lập di chúc có quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.”
Như vậy, theo quy định này, bạn hoàn toàn có quyền lập di chúc để lại di sản của mình cho bất cứ ai theo ý chí của mình, do đó, bạn có quyền để lại toàn bộ tài sản của mình cho người con nuôi mà không cho con đẻ.  
Với 2 người con đẻ nếu bạn không muốn để lại tài sản cho họ thì bạn chỉ cần không ghi họ vào di chúc hoặc trong di chúc bạn có thể truất quyền hưởng di sản của 2 người đó. 
Còn về việc lo hương khói, mồ mả sau này thì như bạn trình bày người con nuôi của bạn rất có hiếu nên có thể tin tưởng rằng sau khi bạn mất người con này chắc hẳn sẽ chăm lo hương khói cho bạn và tổ tiên, nhưng để chắc chắn hơn thì trong di chúc bạn có thể giao nghĩa vụ cho người con nuôi là phải chăm lo hương khói cho bạn và tổ tiên.
Để đảm bảo di chúc của bạn là hợp pháp thì theo quy định của Bộ luật dân sự thì lúc lập di chúc bạn phải hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; nội dung di chúc phải có các nội dung quy định tại Điều 631 Bộ luật hình sự; về hình thức di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Như vậy, tùy điều kiện sức khỏe, hoàn cảnh cụ thể mà bạn có thể tự mình viết di chúc hoặc nhờ người khác viết hoặc di chúc miệng, … tuy nhiên, để đảm bảo hiệu lực pháp lý tối ưu nhất thì sau khi hoàn thành di chúc (văn bản) bạn nên đi công chứng/chứng thực di chúc hoặc đơn giản hơn bạn có thể yêu cầu công chứng viên tới chỗ ở của mình để lập di chúc.
Để biết rõ hơn về cách thức lập di chúc bạn có thể tham khảo tại đây.
Trên đây là tư vấn từ Luật Việt Phong về việc Có được để lại toàn bộ tài sản cho con nuôi mà không để lại cho con đẻ được không?. Chúng tôi hy vọng quý khách có thể vận dụng được các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan , hoặc cần tư vấn, giải đáp quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý
Chuyên viên: Nguyễn Thị Thu

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Có được để lại toàn bộ tài sản cho con nuôi mà không để lại cho con đẻ được không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề