Có được đòi lại tài sản từ người chiếm hữu ngay tình không?

Posted on Tư vấn luật dân sự 227 lượt xem

Tóm tắt câu hỏi:

Có được đòi lại tài sản từ người chiếm hữu ngay tình không?

Xin chào luật sư! Cháu có cho anh cùng xóm trọ mượn laptop (trị giá 14 triệu) để làm bài tập, tuy nhiên đã 1 tuần trôi qua cháu vẫn chưa thấy anh ấy trả, cháu có đến hỏi thì anh ấy nói là vì nợ tiền của người ta, không có tiền trả nợ nên đã lấy laptop của cháu bán lại cho một người bạn học cùng lớp. Vậy thưa luật sư, giờ cháu có thể đòi lại được cái laptop của cháu từ người hiện đang chiếm giữ không ạ? Nếu cháu báo với công an thì người cùng xóm trọ với cháu có bị truy cứu về tội gì không ạ? Cháu cảm ơn luật sư rất nhiều!

Người gửi: Nguyễn Thị Lan Anh (Hà Nội)

Có được đòi lại tài sản từ người chiếm hữu ngay tình?

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

 

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1. Căn cứ pháp luật.

– Bộ luật dân sự năm 2005;

– Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009

2. Có được đòi lại tài sản từ người chiếm hữu ngay tình không?

Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là người chiếm hữu tài sản không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn đã cho người hàng xóm mượn laptop – đây là loại tài sản không phải đăng kí quyền sở hữu, cũng không có giấy tờ hay bất cứ tài liệu nào chứng minh đó là tài sản của bạn. Do vậy, khi người hàng xóm bán chiếc laptop này cho một người khác thì người đó không thể biết và cũng không bắt buộc phải biết laptop đó thuộc quyền sở hữu của ai. Trong trường hợp này, pháp luật gọi người mua laptop của bạn là người chiếm hữu tài sản ngay tình (có mối quan hệ bắc cầu với chủ sở hữu qua người trung gian; và hoàn toàn thiện chí, ngay thẳng khi xác lập, thực hiện giao dịch)

Theo điều 257 Bộ luật dân sự năm 2005 thì bạn chỉ có quyền đòi lại chiếc laptop nếu:

– Người chiếm hữu ngay tình có được động sản này (chiếc laptop) thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản (người hàng xóm của bạn)

Hoặc hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.

Nhưng, theo thông tin mà bạn cung cấp, người hàng xóm đã bán chiếc laptop cho người khác – đây được xác định là hợp đồng có đền bù, tuy nhiên chiếc laptop này là bạn đã cho người hàng xóm mượn, tức việc anh ta chiếm hữu chiếc laptop của bạn là hoàn toàn có cơ sở pháp luật, phù hợp với quy định tại Điều 183 Bộ luật dân sự năm 2005:

“Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong các trường hợp sau đây:

1. Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;

2. Người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản;

3. Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;

4. Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định;

5. Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định;

6. Các trường hợp khác do pháp luật quy định.”

Như vậy, bạn sẽ không có quyền đòi lại tài sản từ người đã mua laptop.Trường hợp này, người thứ ba ngay tình được công nhận là chủ sở hữu hợp pháp đối với tài sản mà mình đang chiếm hữu.

Tuy nhiên, để có thể lấy lại được laptop, bạn nên đến thương lượng với người này về việc sẽ bồi thường cho họ một khoản tiền nếu họ trả lại tài sản.

Còn đối với người hàng xóm, anh ta có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản được quy định tai điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009:

“1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
 a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
 b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Tái phạm nguy hiểm;
e) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.”

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về vấn đề có được đòi lại tài sản từ người chiếm hữu ngay tình? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Có được đòi lại tài sản từ người chiếm hữu ngay tình không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề