Có hay không có hành vi xâm phạm nhãn hiệu

Posted on Tư vấn luật SHTT 319 lượt xem

Tóm tắt câu hỏi:

Có hay không có hành vi xâm phạm nhãn hiệu

Công ty tôi là chủ sở hữu nhãn hiệu GOLDEN LOTUS cho các sản phẩm kem dưỡng da. Tuy nhiên, trên các bao bì sản phẩm kem dưỡng da của công ty tôi bán trên thị trường có sử dụng hình logo bông sen vàng và ký hiệu chữ R trong vòng tròn (logo này không có trong nhãn hiệu đăng ký bảo hộ), kèm theo chỉ dẫn sản phẩm đã được cấp bằng độc quyền sáng chế. Luật sư cho tôi hỏi: Việc công ty tôi đăng ký nhãn hiệu “GOLDEN LOTUS” cùng với dấu hiệu hình logo bông sen vàng và chữ R nằm trong vòng tròn có vi phạm quy định của pháp luật không và có bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của người khác không?

Người gửi: Dương Văn Nam (Quảng Bình)

Có hay không có hành vi xâm phạm nhãn hiệu

( Ảnh minh họa:Internet)
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi 1900 6589

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn chi tiết như sau:

1/ Căn cứ pháp lý:

– Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009

2/ Có hay không có hành vi xâm phạm nhãn hiệu

Đối với chữ R nằm trong vòng tròn không cần phải đăng ký thì công ty  bạn vẫn được in lên bao bì sản phẩm chỉ cần được đặt cạnh một ký hiệu (có thể bao gồm tên, biểu tượng, hình ảnh, màu sắc,…) đã được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Ở đây công ty bạn đặt biểu tượng này cạnh dòng chữ “GOLDEN LOTUS” là được.

Đối với hình bông sen vàng ta chia trườn hợp như sau:

Trường hợp 1:Hình bông sen vàng chưa được đăng ký quyền sở hữu công nghiệp.

Đối với hình bông sen vàng đây là một hình. Vì vậy , công ty bạn nên đăng ký hai hình này kèm theo dòng chữ “GOLDEN LOTUS” để được bảo hộ và tránh trường hợp khi có người khác đăng ký thì công ty bạn không được quyền sử dụng.

Như vậy, nếu như chưa có ai đăng ký nhãn hiệu đối với hình bông sen vàng và hình chữ R nằm trong vòng tròn thì công ty bạn hoàn toàn có thể in hình này lên bao bì sản phẩm kem bôi da cùng với dòng chữ “GOLDEN LOTUS” mà công ty bạn đã đăng ký nhãn hiệu.

Trường hợp 2:  Đã có người đăng ký nhãn hiệu đối vối hình bông sen vàng  cho sản phẩm tương tự hoặc cùng loại.

Đối với trường hợp này công ty bạn không được sử dụng hình bông sen vàng in trên bao bì sản phẩm kem bôi da. Vì nó đã được đăng ký nhãn hiệu nếu tiếp tục sử dụng công ty bạn sẽ xâm phạm quyền sở hữu của chủ thể đã đăng ký nhãn hiệu và được bảo hộ.

Các hành vi xâm phạm nhãn hiệu được quy định tại khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2006 sửa đổi bổ sung năm 2009 như sau:

“1. Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:

a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;

b) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;

c) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;

d) Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.”

Theo như quy định của pháp luật nếu như công ty bạn sử dụng nhãn hiệu đã được chủ thể khác đăng ký để in lên bao bì sản phẩm của công ty bạn thì công ty bạn đã xâm phạm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu khi thực hiện hành vi  sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Có hay không có hành vi xâm phạm nhãn hiệu. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Có hay không có hành vi xâm phạm nhãn hiệu
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề