Có phải bồi thường thiệt hại do xâm phạm về sức khỏe nếu bên bị thiệt hại lừa dối về tình trạng bệnh lý?

Xin chào, Em có thắc mắc như sau ạ: Bên em gây tai nạn cho bên A và 2 bên đã viết giấy tay thỏa thuận về việc bồi thường trong 2 tháng.Trong thỏa thuận bên em dẫn bên A đi tái khám mà sau đó bên A đi lại được không cần nạng thì bên em không bồi thường nữa. Tuy nhiên bên A đã che giấu việc đã đi lại được để bên em phải bồi thường. Sự việc phát giác,bên em không bồi thường nữa,thì A buộc nhà em phải nuôi cho tới khi mổ nẹp điều này không có trong bản thỏa thuận giữa bên. Vậy giờ em kiện ra tòa thì bên em có phải nuôi A tới mổ nẹp không ạ hay được chấm dứt bồi thường theo thỏa thuận 2 bên? Em mong được giải quyết giúp,cảm ơn ạ.

Mai Thị Kim Tuyến

Căn cứ pháp lý

boi thuong thiet hai 19071016511967452 1

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong đối với câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: từ những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi nhận thấy bạn đang gặp vướng mắc trong vấn đề pháp lý liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại 

Dựa theo thông tin được cung cấp và căn cứ vào pháp luật về dân sự, tại điều 590 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định:

Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Theo đó, người có hành vi gây thiệt hại cho sức khỏe của người khác sẽ phải bồi thường những chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dường, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;  Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại; Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại. Như vậy, những chi phí cần phải bồi thường chỉ là những chi phí hợp lý và những chi phí nào không hợp lý với thực tế sức khỏe bị xâm hại sẽ không phải bồi thường. 

Trong trường hợp trên, bạn sẽ chỉ phải bồi thường những chi phí hợp lý phát sinh từ việc gây thiệt hại của mình, đồng thời, nếu hai bên đã có thỏa thuận về thời hạn thực hiện nghĩa vụ bồi thường thì các bên phải có nghĩa vụ thực hiện theo hợp đồng đó. Ngoài ra, A đã có hành vi che giấu tình trạng bệnh lý và không thực hiện theo đúng hợp đồng là vi phạm hợp đồng, do vậy, bạn không có nghĩa vụ bồi thường cho A tới khi mổ nẹp. Tuy nhiên, nếu A cố tình không chấp nhận thì bạn có thể làm đơn khởi kiện A và gửi đến Tòa án nơi A cư trú theo quy định của pháp luật.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về trách nhiệm bồi thường thiệt hại về sức khỏe theo quy định của pháp luật. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Nguyễn Hòa

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia. Nguyễn Thị Hoà (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Có phải bồi thường thiệt hại do xâm phạm về sức khỏe nếu bên bị thiệt hại lừa dối về tình trạng bệnh lý?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề