Có phải chia thừa kế cho con riêng hay không?

Tóm tắt câu hỏi:

Có phải chia thừa kế cho con riêng hay không?

Gia đình em có 1 số tranh chấp về đất đai, nên em nhờ công ty luật giải đáp hộ em, xin cám ơn.
Cha e ngày trước đã có 2 đời vợ, sinh được 6 anh chị,(không có đăng ký kết hôn), sau đó họ đều chia tay với cha em, về sau cha gặp mẹ và kết hôn cùng mẹ, (có giấy đăng ký kết hôn), và sinh được 1 mình em. Trước đây đất của cha là 8000 đã cắt cho anh 3 con của cha là 3000m sau đó anh 3 bán để đi lập nghiệp nơi khác, ban đầu cha có tính 5000m còn lại sẽ chừa 1 phần hương quả và chia đều 6 người con còn lại (bao gồm có em ). Nhưng vài năm sau, khi cha bệnh nặng, các anh, chị không 1 ai lo lắng, chăm nom, chỉ có 2 mẹ con em chăm lo cho cha tới lúc mất, vì gia đình túng thiếu sau 2 lần cha bạo bệnh, nên cha đã bán 3000m đất để chu cấp cho gia đình, còn lại 2000m là phần hương quả, khi làm lại giấy tờ cha để cho mẹ thừa kế, đến nay cha mất đã 3 năm, (mọi giấy tờ đều sang tên cho mẹ), thì 5 vị anh, chị kia về đòi chia đất.
Mẹ em trả lời là mọi việc cứ ra pháp luật giải quyết thì họ không chịu, đòi trong gia đình tự thương lượng,(Từ lúc cha còn khỏe đến khi cha mất các vị anh chị đó không hề quan tâm đến cha, tết cũng không về thăm, cha mất cũng không có về, mặc dù nhà gần)…. như vậy, mẹ em có phải chia phần đất hương quả cho anh, chị hay không?

Người gửi: trinh nguyen

Có phải chia thừa kế cho con riêng hay không?

( Ảnh minh họa:Internet)
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi 1900 6589

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn ! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật dân sự năm 2005;

2/ Có phải chia thừa kế cho con riêng hay không?

Theo thông tin mà bạn cung cấp thì chúng tôi cũng chưa xác định được rõ ràng tình huống vụ việc, do đó, chúng tôi sẽ đặt ra 2 trường hợp và giải quyết từng trường hợp để bạn đối chiếu như sau:

Mảnh đất 2000 m của cha bạn chuyển nhượng cho mẹ bạn với tư cách là được tặng cho tài sản: Đó là khi chuyển nhượng sang cho mẹ bạn, cha bạn vẫn còn sống và trong các hợp đồng chuyển nhượng được công chứng, trong phần mục đích chuyển nhượng cha bạn đã ghi chi tiết mục đích là cho riêng cá nhân là mẹ bạn. Như vậy, mảnh đất này thuộc quyền sở hữu của cha bạn và khi cha bạn còn sống thì cha bạn có toàn quyền quyết định việc chuyển nhượng, tặng cho mảnh đất này cho bất kỳ ai mà không cần sự đồng ý hay bất kỳ ý kiến nào từ những người không có quyền sở hữu kể cả vợ, con. Do đó, việc xảy ra tranh chấp này khi đưa ra pháp luật thì sẽ được nhận định là những người con của cha bạn nếu không chứng minh được quyền sở hữu của mình trên khối tài sản ấy thì sẽ không được quyền yêu cầu chia tài sản khi nó đã được chuyển nhượng, tặng cho người khác.

Trường hợp thứ 2 là khi mảnh đất của cha bạn được chuyển nhượng với tư cách thừa kế theo di chúc: Trong trường hợp này, khi cha bạn lập di chúc và quyết định việc mảnh đất là tài sản riêng của cha bạn sẽ được mẹ bạn thừa kế thì những người thừa kế khác sẽ chỉ được quyền yêu cầu chia thừa kế trong các trường hợp sau:

Di chúc không có hiệu lực pháp luật khi không đủ các điều kiện sau đây:

“a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.”

Ngoài ra, trường hợp thứ 2 này cũng phát sinh việc chia lại di sản nếu có trường hợp về những Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo điều 669 của bộ luật dân sự năm 2005 như sau:

“Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:

1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.”

Theo những quy định trên, bạn có thể vận dụng vào trường hợp của bạn một cách phù hợp nhất, còn đối với tranh chấp đã xảy ra, do đây là quan hệ thừa kế dân sự, nên các bên tranh chấp sẽ tiến hành thỏa thuận, hòa giải cá nhân. Nếu như không hòa giải được thì bên có nhu cầu sẽ phải gửi đơn yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật. Nên nếu như mẹ bạn trong trường hợp này có thể thỏa thuận hoặc không thỏa thuận với những cá nhân khác, đây là quyền của mẹ bạn và không cần làm theo sự ép buộc của những người đó, nếu như phía bên kia yêu cầu khởi kiện thì mẹ bạn có thể thực hiện theo quyết định của tòa hoặc nhờ tới sự trợ giúp của luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mẹ bạn.

Trên đây là tư vấn  của công ty Luật Việt Phong về Có phải chia thừa kế cho con riêng hay không? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Có phải chia thừa kế cho con riêng hay không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề