Có thể yêu cầu Tòa án tước quyền làm cha của con không?

Tóm tắt câu hỏi:

Có thể yêu cầu Tòa án tước quyền làm cha của con không?

Tôi có con ngoài giá thú với người đã có gia đình. Cháu đã làm giấy khai sinh đủ cha mẹ vì bố cháu nhận con. Nay cháu được 3 tuổi. 2 năm nay bố cháu vẫn lui tới thăm cháu thường xuyên nhưng quậy phá gây gổ với tôi, muốn bế cháu đi đâu là đi không cần ý kiến của tôi. Anh ta còn đe doạ tôi, làm gia đình tôi sợ hãi. Hiện tại tôi có việc làm ổn định, hai mẹ con tôi đang sống với mẹ tôi. Tôi phải làm gì để hạn chế bớt sự hống hách của bố cháu? Nếu anh ta có hành vi bạo lực, đe dọa tới tôi và gia đình tôi, tôi có thể yêu cầu tòa án tước quyền làm cha của anh ta không?

Người gửi: (Dấu tên)

Có thể yêu cầu Tòa án tước quyền làm cha của con không?

( Ảnh minh họa:Internet)
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi 1900 6589

 

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn ! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý:

– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

2/  Có thể yêu cầu Tòa án tước quyền làm cha của con không?

Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn và anh kia có con ngoài giá thú, mà bạn biết rõ anh ấy đã có gia đình nhưng vẫn có quan hệ và sinh con cho anh ấy. Do đó, có thể thấy quan hệ giữa hai bạn là quan hệ trái pháp luật, trái quy định của pháp luật vi phạm các điều cấm của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Quan hệ giữa hai bạn thuộc một trong các trường hợp hủy việc kết hôn trái pháp luật theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, quan hệ này sẽ không được công nhận là quan hệ hôn nhân. Do đó, căn cứ Điều 12 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật:

1. Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.

2. Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.

3. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật này.

Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định :

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Do đó, về quyền nuôi con, trước hết là do thỏa thuận giữa hai bạn. Nếu hai bạn không thỏa thuận được ai là người nuôi con thì Tòa án căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con sẽ giao cho một bên trực tiếp nuôi con. Hơn nữa, trong trường hợp của bạn, đứa bé mới 3 tuổi, nếu bạn có đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục cháu thì theo nguyên tắc, con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Theo đó, trong trường hợp này, bạn cần chứng minh được mình có đủ điều kiện đảm bảo được quyền và lợi ích về mọi mặt cho con thì Tòa án có thể giao con cho bạn trực tiếp nuôi dưỡng. 

Điều 82 Luật này quy định cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Như vậy, về nguyên tắc, trên giấy khai sinh của con bạn đã đứng tên cả bố và mẹ, đứa con đó là con của hai bạn, do đó, bạn không có quyền tước quyền làm cha của người kia cho dù người kia có hành vi đe dọa hay có hành vi bạo lực đối với bạn hoặc gia đình bạn. Bởi lẽ, quan hệ cha con là quan hệ gắn liền với nhân thân của từng cá nhân, không ai có quyền tước quyền làm cha của người khác trừ trường hợp có Bản án, quyết định của Tòa án không công nhận quan hệ cha con giữa hai người trong trường hợp có một bên yêu cầu không công nhận quan hệ cha con. Trong trường hợp này, bạn chỉ cần có những căn cứ chứng minh người kia lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì bạn là người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Trên đây là tư vấn  của công ty Luật Việt Phong về có thể yêu cầu Tòa án tước quyền làm cha của con không? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý. 

 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Có thể yêu cầu Tòa án tước quyền làm cha của con không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề