Con cái có được định đoạt tài sản của bố mẹ không?

Posted on Tư vấn luật dân sự 293 lượt xem

Tóm tắt câu hỏi:

Mong các luật sư tư vấn giúp em vấn đề này ạ. Em mới mua mảnh đất mang tên chủ sở hữu bà Nguyễn Thị Dần. Mảnh đất này bà Dần được chồng mình là ông La Tiến Nùng làm thủ tục tặng cho. Ông Nùng có vợ cả là bà La Thị Khàng và có 3 người con. Khi ly hôn vợ cả, Toà án có phân chia tài sản rõ ràng là mảnh đất này được chia cho ông Nùng. Ông Nùng chịu trách nhiệm nuôi 1 người con trai là anh La Văn Liêm đến khi trưởng thành. Trong quá trình sang tên bìa đỏ của em, anh Liêm có làm đơn ngăn chặn quá trình sang tên gửi UBND thành phố với ly do đòi quyền lợi. Bà Dần đã đồng ý cho anh Liêm 500triệu đồng và có giấy tờ công chứng cam kết anh Liêm không liên quan gì đến tài sản mang tên bà Dần. Nhưng ngay sau đó anh Liêm lại nộp đơn ngăn chặn với lý do quyền lợi chưa thoả đáng cùng với đơn đòi quyền lợi của 1 anh con trai khác là anh Linh (cũng là con của ông Nùng và vợ cả nhưng khi ly hôn được phân cho vợ nuôi). Đến bây giờ thủ tục sang tên của em vẫn chưa được thực hiện. Em muốn hỏi anh Linh có quyền được đòi hỏi không khi anh Linh không có tên trong hộ khẩu của Bà Dần. Bây giờ em có nên tiếp tục mua mảnh đất này không? Em đã giao đủ tiền rồi. Em xin cám ơn !
Người gửi: Trần Tuấn Anh
2017 10 12 14 12 58 90 mediumsize 1

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn chị tiết như sau:

1)Cơ sở pháp lý

Bộ luật dân sự 2015;
Luật hôn nhân và gia đình 2014;
Luật đất đai 2013.

2)Con cái có được định đoạt tài sản của bố mẹ không?

Để xem xét hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bạn và bà Nguyễn Thị Dần có hợp pháp không và bạn có nên tiếp tục thực hiện hợp đồng (mua mảnh đất) thì đầu tiên cần phải làm rõ việc bà Dần đứng tên trên mảnh đất có đúng quy định của pháp luật không. Theo những thông tin bạn trình bày, bà Dần được ông Nùng làm thủ tục tặng cho quyền sử dụng đối với mảnh đất trên, do đó nếu ông Nùng là chủ sở hữu duy nhất của quyền sử dụng đất này thì việc bà Dần đứng tên mảnh đất bạn đang mua là hợp pháp. Có thể thấy, căn cứ để ông Nùng đứng tên mảnh đất này là do quyết định phân chia tài sản khi ly hôn của Tòa án. Có thể chia thành hai trường hợp đối với quyền sử dụng đất khi ông Nùng và bà Khành là vợ chồng: Thứ nhất, tài sản là quyền sử dụng đất thuộc sở hữu chung của vợ, chồng. Thứ hai, quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của hộ gia đình.
Nếu quyền sử dụng đất đối với mảnh đất trên là tài sản chung của vợ, chồng thì việc ông Nùng đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quyết định của Tòa án là hợp pháp và việc ông Nùng tặng, cho quyền sử dụng đất cho bà Dần là hợp pháp. (căn cứ theo điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về việc chia tài sản chung của vợ, chồng). Do đó, việc bạn nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (mua đất) của bà Dần là hợp phápkhông ai có quyền ngăn cản bạn thực hiện giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất của mình. Việc anh Linh và anh Liêm ngăn cản việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bạn và bà Dần là trái với quy định của pháp luật.
Trường hợp quyền sử dụng đất trên là tài sản của hộ gia đình mà khi ly hôn, Tòa án phân chia tài sản cho vợ, chồng và các con là thành viên trong gia đình, nếu ông Nùng và con ông Nùng là đồng chủ sở hữu nhưng không ghi tên các con trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi chia thì quyền sử dụng đất là tài sản chung của ông Nùng và con có tên trong sổ hộ khẩu mới là anh Liêm. Do đó, khi ông Nùng tặng, cho mảnh đất thuộc sở hữu chung của mình cho bà Dần phải được sự đồng ý của anh Liêm (người con là đồng sở hữu quyền sử dụng đất với ông Nùng).Trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của hộ gia đình (ông Nùng và anh Liêm) thì anh Liêm có quyền khởi kiện để tuyên hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bạn và bà Dần do quyền sử dụng đất của bà Dần là không có căn cứ phát sinh hợp pháp. Nếu không được sự đồng ý của các đồng sở hữu thì giao dịch tặng, cho sẽ bị hủy vì người có quyền giao kết không phải chủ sở hữu hợp pháp của tài sản.
Luật Đất đai 2013 đã quy định về hộ gia đình sử dụng đất tại khoản 29 Điều 3, đó là: “Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất”.
Việc quy định về tài sản chung của hộ gia đình được quy định tại Điều 212 Bộ luật dân sự 2015:
“Điều 212. Sở hữu chung của các thành viên gia đình
1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.”
Việc định đoạt tài sản chung được quy định tại Điều 218 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
“Điều 218. Định đoạt tài sản chung
1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình.
2. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp một chủ sở hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua.
Trong thời hạn 03 tháng đối với tài sản chung là bất động sản, 01 tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác. Việc thông báo phải được thể hiện bằng văn bản và các điều kiện bán cho chủ sở hữu chung khác phải giống như điều kiện bán cho người không phải là chủ sở hữu chung.
Trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Tòa án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.
4. Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với bất động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc về Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại.
5. Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu còn lại.”
Như vậy, trong trường hợp này anh Liêm có thể yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nếu mảnh đất trên là tài sản chung của ông Nùng và anh Liêm. Nếu tài sản là quyền sử dụng đất chỉ thuộc về ông Nùng thì cả anh Liêm và anh Linh đều không có quyền yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Cả hai trường hợp trên, anh Linh đều không có quyền được đòi hỏi bà Dần đưa tiền. Vì thế, nếu bạn làm rõ được vấn đề quyền sử dụng đất thuộc về bà Dần có hợp pháp không, bạn có thể tự đưa ra quyết định đúng đắn cho mình. 
Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về vấn đề con cái có quyền định đoạt tài sản của bố mẹ không? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Nguyễn Thanh Bình

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Con cái có được định đoạt tài sản của bố mẹ không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề