Con cái có nghĩa vụ trả nợ thay bố mẹ không?

Tóm tắt tình huống:

Thưa luật sư, bố tôi có cho ông Minh (bạn thân của bố tôi) vay 80 triệu. Ông Minh lấy danh nghĩa là Tín dụng của ngân hàng huyện, có làm đơn viết tay và kí tên đầy đủ từ. Nhưng chỉ vài tháng sau, ông Minh bị người khác thưa kiện vì tội lừa đảo và tòa đã bắt ông ta chia nửa tài sản và ngân hàng phát mãi tài sản để trả nợ cho những người khởi kiện. Bố tôi vì tình cảm cũ và thương người, đồng thời, các con của ông Minh cũng đã hứa là sẽ thay ông Minh trả số tiền nợ 80 triệu trên nếu bố tôi không làm đơn khởi kiện và được bố tôi chấp nhận. Nhưng đến nay đã được 6 tháng ông Minh hay các con của ông Minh cũng chưa trả số tiền trên, và họ cũng không đả động, tảng lờ khoản vay nợ trong khi gia đình ông ta đã chuyển đi nơi khác sinh sống. Tôi muốn hỏi như vậy ông ta có phạm tội gì không? Các con của ông ta có nghĩ vụ thay bố mình trả khoản nợ kia không? Bố tôi phải làm sao để đòi lại số tiền 80 triệu kia? Tôi xin cảm ơn!
Người gửi: Đình Tùng
tra no 1

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009. (BLHS);
– Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 (BLTTHS 2003);
– Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015).

2/ Con cái có nghĩa vụ trả nợ thay bố mẹ không?

– Ông Minh phạm tội gì?
Dựa trên thông tin bạn đưa ra, ông Minh có làm hợp đồng vay tiền với bố của bạn dưới danh nghĩa Tín dụng ngân hàng huyện rồi có hành vi trốn tránh nghĩa vụ trả nợ. Vì vậy ông Minh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với một trong hai tội danh là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (điều 139 BLHS) và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (điều 140 BLHS), cụ thể như sau:
“Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
…”
Như vậy tuỳ vào các yếu tố cấu thành, ông Minh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.
– Các con của ông Minh có nghĩa vụ thay bố trả nợ không?
Như thông tin bạn đưa ra, các con của ông Minh đã hứa trả nợ thay ông Minh nếu bố bạn không làm đơn khởi kiện và được bố bạn chấp nhận, vì vậy lời hứa trên là căn cứ phát sinh nghĩa vụ trả nợ thay của các con ông Minh, cụ thể căn cứ theo điều 370 BLDS 2015 về chuyển giao nghĩa vụ dân sự:
Điều 370. Chuyển giao nghĩa vụ
1. Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ.
2. Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ.”
Tuy nhiên, để có căn cứ chắc chắn, các bên (ông Minh, các con ông Minh, bố bạn) cần có nhưng thỏa thuận cụ thể về việc chuyển giao nghĩa vụ trên.
– Biện pháp bảo vệ quyền lợi cho bố bạn
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bố bạn và gia đình bạn, bố bạn nên làm đơn tố cáo theo quy định tại điều 101 BLTTHS 2003 về tố giác và tin báo về tội phạm:
Điều 101. Tố giác và tin báo về tội phạm
Công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác.
Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản.”
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Con cái có nghĩa vụ trả nợ thay bố mẹ không? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Nguyễn Hương Diền

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Con cái có nghĩa vụ trả nợ thay bố mẹ không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề