Con đứng tên sổ hộ khẩu thì có quyền tự ý bán nhà không?

Tóm tắt câu hỏi:

Con đứng tên sổ hộ khẩu thì có quyền tự ý bán nhà không?

Xin chào quý công ty! Vợ chồng tôi có hộ khẩu ở tỉnh, nhưng có 1 căn nhà ở sài gòn. Căn nhà do vợ chồng tôi đứng tên sổ đỏ. Nhưng để tiện cho việc làm của con gái tôi, tôi đã cho con gái tôi đứng tên hộ khẩu. Trong sổ hộ khẩu chỉ có tên 1 mình con gái tôi. Tôi muốn hỏi, chỉ căn cứ vào sổ hộ khẩu thôi, con gái tôi có quyền đem căn nhà của tôi bán hoặc sang tên cho người khác hay không. Tôi xin cảm ơn!

Người gửi: Lê Thị Hiên (Đồng Nai)

Con đứng tên sổ hộ khẩu thì có quyền tự ý bán nhà không

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

– Luật nhà ở năm 2014

– Luật cư trú năm 2006 sửa đổi năm 2013

2/ Con đứng tên sổ hộ khẩu thì có quyền tự ý bán nhà không?

Căn cứ vào Điều 24 Luật cư trú năm 2006 sửa đổi năm 2013 quy định về sổ hộ khẩu như sau:

1. Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.

2. Sổ hộ khẩu bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại.

3. Bộ Công an phát hành mẫu sổ hộ khẩu và hướng dẫn việc cấp, cấp lại, đổi, sử dụng, quản lý sổ hộ khẩu thống nhất trong toàn quốc.

Sổ hộ khẩu là giấy tờ do cơ quan công an địa phương cấp và chỉ có giá trị quản lý việc di chuyển sinh sống của công dân đang sinh sống tại Việt Nam chứ không có giá trị đối với việc xác định quyền sở hữu. 

Theo thông tin bạn cung cấp, vợ chồng bạn đang đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu của căn nhà nên vợ chồng bạn là chủ sở hữu nhà còn con gái bạn chỉ là người được phép sử dụng nhà ở.

Căn cứ vào Điều 10 Luật nhà ở năm 2014 quy định về quyền của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở như sau:

1. Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các quyền sau đây:

a) Có quyền bất khả xâm phạm về nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình;

b) Sử dụng nhà ở vào mục đích để ở và các mục đích khác mà luật không cấm;

c) Được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai;

d) Bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; trường hợp tặng cho, để thừa kế nhà ở cho các đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì các đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó;

đ) Sử dụng chung các công trình tiện ích công cộng trong khu nhà ở đó theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

Trường hợp là chủ sở hữu nhà chung cư thì có quyền sở hữu, sử dụng chung đối với phần sở hữu chung của nhà chung cư và các công trình hạ tầng sử dụng chung của khu nhà chung cư đó, trừ các công trình được xây dựng để kinh doanh hoặc phải bàn giao cho Nhà nước theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua nhà ở;

e) Bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng;

g) Được bồi thường theo quy định của luật khi Nhà nước phá dỡ, trưng mua, trưng dụng nhà ở hoặc được Nhà nước thanh toán theo giá thị trường khi Nhà nước mua trước nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai;

h) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các hành vi vi phạm quyền sở hữu hợp pháp của mình và các hành vi khác vi phạm pháp luật về nhà ở.

2. Trường hợp thuộc diện sở hữu nhà ở có thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này thì trong thời hạn sở hữu nhà ở, chủ sở hữu được thực hiện các quyền quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; khi hết thời hạn sở hữu nhà ở theo thỏa thuận thì chủ sở hữu đang quản lý, sử dụng nhà ở phải bàn giao lại nhà ở này cho chủ sở hữu nhà ở lần đầu.

3. Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì có các quyền theo quy định tại Điều 161 của Luật này.

4. Người sử dụng nhà ở không phải là chủ sở hữu nhà ở được thực hiện các quyền trong việc quản lý, sử dụng nhà ở theo thỏa thuận với chủ sở hữu nhà ở

Như vậy, theo quy định trên, chủ sở hữu nhà ở mới là người có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở. Con gái bạn là người sử dụng nhà ở không phải chủ sở hữu nhà ở nên con gái bạn chỉ có quyền thực hiện việc quản lý, sử dụng nhà ở theo thỏa thuận với bạn là chủ sở hữu nhà ở và không có quyền bán căn nhà đó.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Con đứng tên sổ hộ khẩu thì có quyền tự ý bán nhà không? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Con đứng tên sổ hộ khẩu thì có quyền tự ý bán nhà không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề