Con là chủ sở hữu nhà có quyền đuổi bố ra khỏi nhà không?

Tóm tắt câu hỏi:

Con là chủ sở hữu nhà có quyền đuổi bố ra khỏi nhà không?

Chào luật sư. Gia đình tôi có 5 người con. Gồm 4 chị em gái và em út là con trai. Hiện nay tất cả đã lập gia đình. Vì là nhà chỉ có một cậu em trai cho nên, khi em trai tôi lập gia đình thì bố tôi quyết định sang tên cho em trai tôi toàn bộ quyền sử dụng đất mà em trai tôi và bố tôi đang ở bây giờ. Vì bố tôi và em trai tôi không hợp nhau nên nhiều lần khi xảy ra mâu thuẫn em trai tôi đã đuổi bố tôi ra khỏi nhà và nói rằng mảnh đất này là đứng tên con nên con có quyền. Xin hỏi luật sư em tôi có quyền đuổi bố tôi ra khỏi nhà không? Hiện tại bố tôi đã già yếu. Mong luật sư cho tôi biết tôi phải làm gì? Tôi xin cảm ơn Luật sư. 

Người gửi: Phạm Thị Hà (Đà Nẵng)

Con là chủ sở hữu nhà có quyền đuổi bố ra khỏi nhà không?

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý.

– Luật Nhà ở năm 2014; 

– Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. 

2/ Con là chủ sở hữu nhà có quyền đuổi bố ra khỏi nhà không?

Theo như thông tin bạn cung cấp, bố bạn đã sang tên nhà đất cho em trai bạn và hiện nay em trai bạn đang là chủ sở hữu hợp pháp của căn nhà trên. Căn cứ theo quy định tại Điều 10 quy định về quyền của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở như sau: 

“1. Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các quyền sau đây:

a) Có quyền bất khả xâm phạm về nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình;

b) Sử dụng nhà ở vào mục đích để ở và các mục đích khác mà luật không cấm;

c) Được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai;

d) Bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; trường hợp tặng cho, để thừa kế nhà ở cho các đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì các đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó;

đ) Sử dụng chung các công trình tiện ích công cộng trong khu nhà ở đó theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

Trường hợp là chủ sở hữu nhà chung cư thì có quyền sở hữu, sử dụng chung đối với phần sở hữu chung của nhà chung cư và các công trình hạ tầng sử dụng chung của khu nhà chung cư đó, trừ các công trình được xây dựng để kinh doanh hoặc phải bàn giao cho Nhà nước theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua nhà ở;

e) Bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng;

g) Được bồi thường theo quy định của luật khi Nhà nước phá dỡ, trưng mua, trưng dụng nhà ở hoặc được Nhà nước thanh toán theo giá thị trường khi Nhà nước mua trước nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai;

h) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các hành vi vi phạm quyền sở hữu hợp pháp của mình và các hành vi khác vi phạm pháp luật về nhà ở.”

Như vậy, theo quy định này thì với tư cách là chủ sở hữu nhà thì anh trai bạn có quyền cho hoặc không cho người khác ở nhờ nhà.

Tuy nhiên, trường hợp của bạn lại liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình, liên quan đến quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình. Một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình là: các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình (Căn cứ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014). Nguyên tắc này còn được biểu hiện rõ hơn trong các quy định về quyền, nghĩa vụ của con đối với cha, mẹ, của anh chị em đối với nhau. Cụ thể Luật Hôn nhân và gia đình có các quy định như sau:

“Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ

1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.”

Tại Khoản 2 Điều 70. Quyền và nghĩa vụ của con như sau 2. Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

Theo quy định nêu trên thì việc chăm sóc, nuôi dưỡng mẹ không chỉ là nghĩa vụ của người em trai bạn còn là nghĩa vụ của tất cả các anh chị em của bạn. Hơn nữa, Luật Hôn nhân và gia đình đã nêu rõ cấm ngược đãi, hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em và các thành viên khác trong gia đình. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật. Nếu người em trai có hành vi ngược đãi, hành hạ bố bạn (như đuổi ra khỏi nhà trong khi mẹ con bạn không có nơi khác để sống, không thể tự lo cho bản thân…) thì bạn có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức liên quan can thiệp, giúp đỡ. 

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Con là chủ sở hữu nhà có quyền đuổi bố ra khỏi nhà không? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Con là chủ sở hữu nhà có quyền đuổi bố ra khỏi nhà không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề