Công an phường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi gây ồn của quán karaoke không?

Posted on Tư vấn luật hành chính 664 lượt xem

Tóm tắt câu hỏi:

Công an phường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi gây ồn của quán karaoke không?

Tôi muốn hỏi luật sư: quán karaoke hoạt động quá giờ và gây ồn cho nhà của tôi thì công an phường có thẩm quyền xử phạt không? khi sự việc xảy ra chúng tôi có báo cho công an phường nhưng họ nói với tôi là họ không có thẩm quyền đó. Họ chỉ xử lý những vụ đánh lộn, gây mất trật tự thôi. Xin luật sư trả lời cho tôi được rõ. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: Hoàng Minh Tâm (Hà Nội)

Công an phường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi gây ồn của quán karaoke không?

( Ảnh minh họa:Internet)
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi 1900 6589

 

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn chi tiết như sau:

1/ Căn cứ pháp lý:

– Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ban hành quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh hàng hóa công cộng;

– Nghị định 179/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường; 

2/ Công an phường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi gây ồn của quán karaoke không?

Hoạt động kinh doanh karaoke cần phải tuân thủ những điều kiện được quy định tại Điều 32 Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ban hành quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh hàng hóa công cộng, cụ thể như sau:

“- Đảm bảo ánh sáng trong phòng trên 10 Lux tương đương 01 bóng đèn sợi đốt 40W cho 20m2;

– Đảm bảo âm thanh vang ra ngoài phòng karaoke không vượt quá quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn tối đa cho phép;

– Chỉ được sử dụng bài hát đã được phép phổ biến; băng, đĩa đã dán nhãn kiểm soát theo quy định;

– Không được bán rượu hoặc để cho khách uống rượu trong phòng karaoke;

– Đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự quy định tại Nghị định số 72/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ;

– Mỗi phòng karaoke chỉ được sử dụng một nhân viên phục vụ từ 18 tuổi trở lên; nếu nhân viên phục vụ là người làm thuê thì phải có hợp đồng lao động và được quản lý theo quy định của pháp luật về hợp đồng lao động;

– Không được hoạt động sau 12 giờ đêm đến 8 giờ sáng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 37 Quy chế này;

– Các điểm karaoke hoạt động ở vùng dân cư không tập trung không phải thực hiện quy định về âm thanh tại khoản 2 nhưng phải thực hiện quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.”

Như vậy, khi kinh doanh dịch vụ karaoke, chủ sở hữu phải đảm bảo các quy định nêu trên, nếu gây ồn ào cho các hộ gia đình kế bên sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 17, Nghị định 179/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường , cụ thể:

“- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 5 dBA.

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA.

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA.

– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA.

– Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 20 dBA đến dưới 25 dBA.

– Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 25 dBA đến dưới 30 dBA.

– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 30 dBA đến dưới 35 dBA.

– Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 35 dBA đến dưới 40 dBA.

– Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn trên 40 dBA.”

Theo điểm q khoản 01 Điều 54 Nghị định 179/2013/ NĐ – CP quy định về phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì đối với hành vi gây tiếng ồn nêu trên sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xử phạt. Công an phường không có thẩm quyền xử phạt trong trường hợp này. Nhưng nếu bạn đã đến trình báo cho công an phường thì công an phường có trách nhiệm thông báo và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền xử phạt (Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện) để tiến hành xử phạt vi phạm đối với hành vi gây tiếng ồn nêu trên.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Công an phường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi gây ồn của quán karaoke không? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Công an phường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi gây ồn của quán karaoke không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề