Công chức sinh con thứ ba thì bị xử lý như thế nào?

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào luật sư, tôi có câu hỏi như sau rất mong được luật sư tư vấn: Vợ tôi sinh con thứ 3 được hơn 1 tháng, mà tôi là cấp ủy đảng và là công chức theo quy định 102-QĐ/TW/2017 thì tôi bị xử lý hình thức khiển trách về đảng. Còn chức vụ là: cấp ủy và công chức có bị xử lý gì không và hình thức xử lý như thế nào, theo quy định nào và hướng dẫn nào? Xin được tư vấn của Luật sư. Xin chân thành cảm ơn!
Người gửi: Nguyễn Quang
Bài viết liên quan:

Luật sư tư vấn:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi của mình đến Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, Luật Việt Phong xin tư vấn cho bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý:

– Pháp lệnh Dân số năm 2003.
– Pháp lệnh số 08/2008/PL-UBTVQH12 Sửa đổi Điều 10 Pháp lệnh dân số
 – Nghị định số 20/2010/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số
– Quyết định số 09-QĐ/TW ngày 24/3/2011 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình
– Quyết định số 1531/QĐ-BTC ngày 28/6/2013 của Bộ Tài chính quy định về việc ban hành quy chế xử lý kỷ luật công chức, viên chức Bộ Tài chính vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình

2/ Công chức sinh con thứ ba thì bị xử lý như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 1 Pháp lệnh số 08/2008/PL-UBTVQH12 ngày 27/12/2008 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh dân số năm 2003 quy định về quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản, mỗi cặp vợ chồng có quyền sinh một hoặc hai con, ngoại trừ các trường hợp đặc biệt được quy định tại Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP ngày 8/3/2010 như sau:
Những trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con
– Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
– Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.
– Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.
– Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
– Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.
– Cặp vợ chồng mà một hoặc cả hai người đã có con riêng (con đẻ), chỉ sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh. Quy định này không áp dụng cho trường hợp tái hôn giữa hai người đã từng có hai con chung trở lên và hiện đang còn sống.
– Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh”.
Căn cứ vào quy định trên và những thông tin bạn cung cấp thì có thể thấy vợ chồng bạn không thuộc trường hợp được sinh con thứ ba vì vậy bạn có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Trước đây tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 114/2006/NĐ-CP ngày 3/10/2006 của Chính phủ: “Đảng viên sinh con thứ ba trở lên bị xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng. Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Chính phủ…”. Tuy nhiên, từ ngày 31/12/2013 Nghị định này đã bị bãi bỏ bởi Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013. Theo nghị định mới, việc xử phạt đối với các trường hợp vi phạm này không được đề cập tới. Tuy nhiên, theo Pháp lệnh Dân số năm 2003 và các Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thi hành (vẫn còn hiệu lực) thì các trường hợp sinh con thứ ba không thuộc một trong bảy trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì vẫn bị coi là vi phạm quy định về sinh một hoặc hai con. Đối với trường hợp của bạn chúng tôi sẽ phân tích theo hai tư cách của bạn như sau:
Thứ nhất, với trường hợp là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam thì áp dụng theo quy định tại Quyết định 09/QĐ/TƯ của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, cụ thể như sau:
Điều 1. Bổ sung, sửa đổi Điều 7, Quy định số 94-QĐ/TW, ngày 15-10-2007 của Bộ Chính trị (khoá X) về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình, như sau:
“Điều 7. Vi phạm các quy định của Đảng và Nhà nước về dân số, kế hoạch hoá gia đình.
1- Vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ ba (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hoá gia đình;
b) Sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp phương tiện tránh thai giả, không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, quá hạn sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành và sử dụng tại Việt Nam.
2- Trường hợp vi phạm đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ tư (trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ).
3- Trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ năm trở lên thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ”.
Thứ hai, với trường hợp người vi phạm là cán bộ, công chức, viên chức thì hình thức xử lý đối với trường hợp sinh con thứ ba được quy định trong thông tư, quyết định của từng bộ, ngành; Nghị quyết về chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình của Hội đồng nhân dân ở một số tỉnh. Ví dụ như: Theo Điều 5 Quyết định số 1531/QĐ-BTC ngày 28/6/2013 của Bộ Tài chính quy định về việc ban hành quy chế xử lý kỷ luật công chức, viên chức Bộ Tài chính vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình thì sẽ áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách
Như vậy với tư cách là Đảng viên bạn bị áp dụng hình thức khiển trách là phù hợp với quy định của pháp luật. Điều này căn cứ trên Quyết định 09/QĐ/TƯ của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình. Còn đối với tư cách là công chức vì bạn chưa cung cấp đầy đủ thông tin về ngành nghề của bạn nên chúng tôi không thể cung cấp cho bạn các căn cứ pháp lý chính xác. Để xác định các căn cứ này bạn nên xem xét các văn bản pháp luật trong các Thông tư, Quyết định về chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình do Bộ, ngành nơi bạn đang công tác; Nghị quyết về chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình của Hội đồng nhân dân nơi bạn đang sinh sống.
Trên đây là tư vấn từ Luật Việt Phong về Công chức sinh con thứ ba thì bị xử lý như thế nào? Chúng tôi hy vọng quý khách có thể vận dụng được các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan , hoặc cần tư vấn, giải đáp quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý
Chuyên viên: Phùng Thị Mai 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Công chức sinh con thứ ba thì bị xử lý như thế nào?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề