Công chức, viên chức bỏ việc có bị xử phạt hay không?

Công chức là những người làm việc trong các cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị- xã hội,…trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc quỹ lương của đơn vị sự nghiệp.  Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.Cũng giống như bất kì người lao động nào khác, công chức, viên chức khi tham gia vào quan hệ lao động cũng phải đáp ứng , thực hiện những nghĩa vụ nhất định và đồng thời cũng phải gánh chịu những hậu quả pháp lý khi vi phạm. Vậy khi công chức, viên chức tự ý bỏ việc thì sẽ bị xử lý như thế nào? Công ty Luật Việt Phong sẽ giải đáp cho bạn về hình thức xử lý đối với công chức, viên chức tự ý bỏ việc, theo quy định của pháp luật như sau:

image001 tjvs

Căn cứ pháp lý

 
– Nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định xử lý kỷ luật công chức
– Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định xử lý kỷ luật viên chức

I.Đối với công chức

1.Khiến trách

Nếu cán bộ, công chức tự ý nghỉ việc tổng số từ 03-05 ngày trong một tháng thì sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật là khiển trách, theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 34/2011/NĐ-CP:

Điều 9. Khiển trách
Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
4. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc trong một tháng;

2.Cảnh cáo

Cán bộ, công chức tự ý nghỉ việc với tổng số từ 05 – 07 ngày trong một tháng thì sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật là cảnh cáo theo quy định tại khoản 5 Điều 10  Nghị định 34/2011/NĐ-CP:

Điều 10. Cảnh cáo
Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
5. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 05 đến dưới 07 ngày làm việc trong một tháng;

3.Buộc thôi việc

Cán bộ, công chức tự ý nghỉ việc với tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà đã được cơ quan sử dụng công chức thông báo bằng văn bản 03 lần liên tiếp thì sẽ bị xử lý bằng hình thức buộc thôi việc theo quy định tại khoản 4 điều 14 Nghị định 34/2011/NĐ-CP:

Điều 14. Buộc thôi việc
Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
4. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà đã được cơ quan sử dụng công chức thông báo bằng văn bản 03 lần liên tiếp;

II.Đối với viên chức

1.Khiển trách

Viên chức tự ý nghỉ việc tổng số từ 03 – 05 ngày làm việc trong một tháng được tính trong tháng dương lịch hoặc từ 03 -05 ngày làm việc liên tiếp mà không có lý do chính đáng, thì bị xử lý với hình thức khiển trách theo quy định tại khoản 6 điều 10 Nghị định 27/2012/NĐ-CP:

Điều 10. Khiển trách
Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
6. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc trong một tháng được tính trong tháng dương lịch hoặc từ 03 đến dưới 05 ngày làm việc liên tiếp, mà không có lý do chính đáng;

2.Cảnh cáo

Viên chức tự ý nghỉ việc tổng số từ 05 – 07 ngày làm việc trong một tháng được tính trong tháng dương lịch hoặc từ 05 -07 ngày làm việc liên tiếp mà không có lý do chính đáng, thì bị xử lý với hình thức cảnh cáo theo quy định tại khoản 4 điều 11 Nghị định 27/2012/NĐ-CP:

Điều 11. Cảnh cáo
Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
4. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 05 đến dưới 07 ngày làm việc trong một tháng được tính trong tháng dương lịch hoặc từ 05 đến dưới 07 ngày làm việc liên tiếp, mà không có lý do chính đáng;

3. Buộc thôi việc

Viên chức tự ý nghỉ việc tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm không có lý do chính đáng được tính trong tháng dương lịch, nâm dương lịch, thì bị xử lý với hình thức buộc thôi việc theo quy định tại khoản 5 điều 13 Nghị định 27/2012/NĐ-CP:

Điều 13. Buộc thôi việc
Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
5. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà không có lý do chính đáng được tính trong tháng dương lịch; năm dương lịch;

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về hình thức xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức tự ý bỏ việc. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Nguyễn Hòa

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia. Nguyễn Thị Hoà (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Công chức, viên chức bỏ việc có bị xử phạt hay không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề