Cưỡng ép người khác kết hôn trái pháp luật bị xử lý như thế nào?

Căn cứ điều 2.1, Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT – BTP – BCA – TANDTC – VKSNDTC, điều 146, Bộ luật hình sự 1999 và điều 55, nghị định 167/2013/NĐ – CP:

– Cưỡng ép kết hôn là dùng mọi thủ đoạn: hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm bắt buộc người khác (bên nam, bên nữ hoặc cả hai bên) phải kết hôn trái với ý muốn của họ:

Cưỡng ép người khác kết hôn trái pháp luật bị xử lý như thế nào

 

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

+ Hành hạ, ngược đãi là đối xử tàn ác, tồi tệ đối với người khác gây đau khổ về thể xác hoặc tinh thần kéo dài, như: thường xuyên đánh đập (có thể không gây thương tích), giam hãm, bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, nhiếc móc, làm nhục v.v… nhằm mục đích cưỡng ép việc kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. Cần lưu ý rằng, hành vi hành hạ, ngược đãi là thủ đoạn của tội cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cho nên không truy cứu trách nhiệm hình sự thêm về tội hành hạ, ngược đãi quy định tại Điều 110 hoặc Điều 151 Bộ luật Hình sự.

+ Uy hiếp tinh thần là đe dọa sẽ gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, tài sản hoặc lợi ích thiết thân của người bị đe dọa làm cho người đó có căn cứ để lo sợ thực sự mà phải chịu khuất phục như đe dọa sẽ đất nhà, giết người thân, tiết lộ bí mật đời tư của người bị đe dọa, bố mẹ hoặc người thân trong gia đình đe dọa sẽ tự tử nếu hai bên nam nữ lấy nhau,con đe dọa là sẽ bỏ nhà hoặc tự tử nếu bố, mẹ lấy vợ, lấy chồng mới v.v…

+ Yêu sách của cải là đòi hỏi của cải một cách quá đáng, không nhân nhượng

– Mức xử phạt hành chính:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng

– Hoặc có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm nếu đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về cưỡng ép người khác kết hôn trái pháp luật bị xử lý như thế nào? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Cưỡng ép người khác kết hôn trái pháp luật bị xử lý như thế nào?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề