Cướp tài sản nhưng không chiếm đoạt được tài sản có bị xử lý không?

Tóm tắt tình huống

Một hôm, trên đường đi làm về muộn, trên đường nhỏ lúc đó không có người qua lại nữa. Bạn tôi đang đi làm về thì bị một tên mặc áo đen đi đằng sau, bạn tôi cũng cảnh giác nhưng đi tiếp được một đoạn thì người mặc áo đen đó ghì bạn tôi vào tường và cầm viên gạch dưới đường đe dọa nếu không đưa hết tiền cho hắn thì hắn sẽ đập cho vỡ sọ. Bạn tôi lúc đó không biết kêu ai vì trên đường lúc đó không có người đi lại, bạn tôi lấy ví ra nhưng trong ví không còn tiền, chỉ có giấy tờ tùy thân, hắn lục lại cũng không có. Rồi hắn bỏ đi và đe dọa nếu bạn tôi báo cảnh sát thì hắn sẽ giết. Vậy nếu bạn tôi báo cảnh sát thì hắn có bị đi tù không khi mà không lấy được tiền từ bạn tôi?
Người gửi: Nguyễn Thị Loan
phan biet cuop giat va cuong doat tai san 1

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến luật Việt Phong. Về vấn đề của bạn, công ty luật Việt Phong xin tư vấn giúp bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Bộ luật Hình sự năm 1999 và sửa đổi, bổ sung năm 2009

2. Cướp tài sản nhưng không chiếm đoạt được tài sản có bị xử lý không?

Theo quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định cướp tài sản là: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.”.
Trước hết, phân tích cấu thành tội phạm của tội cướp tài sản như sau:
Về mặt chủ thể:  Người phạm tội phải đủ độ tuổi và có năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Về độ tuổi, theo Điều 12 Bộ luật Hình sự quy định: 
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.
Về năng lực chịu trách nhiệm hình sự, quy định tại Điều 13 Bộ luật Hình sự về tình trạng không có năng lực chịu trách nhiệm hình sự như sau:
“1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
2. Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Về mặt chủ quan: đây là lỗi cố ý của người phạm tội, mục đích là chiếm đoạt tài sản.
Về mặt khách thể: tội phạm cướp tài sản xâm phạm quyền sở hữu, quyền được pháp luật bảo vệ.
Về mặt khách quan: người áo đen như bạn cung cấp thông tin đã đi theo bạn của bạn, có ý định từ trước để thực hiện hành vi cướp tài sản. Người này dùng viên gạch dưới đường để đe dọa, nghĩa là đe dọa dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản. Hắn đã thực hiện xong hành vi cướp tài sản nhưng bạn của bạn lại không có tài sản để hắn chiếm đoạt được.
Vậy, có đủ các yếu tố trên, sẽ cấu thành tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự. Về việc bạn thắc mắc hắn không chiếm đoạt được tài sản thì có bị đi tù hay không thì trường hợp này dù không chiếm đoạt được tài sản nhưng người đó đã có hành vi đe dọa dùng vũ lực để nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì vẫn thỏa mãn tội cướp tài sản theo khoản 1 Điều 133 Bộ luật hình sự sẽ bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm tù.
Về quyết định hình phạt, tại Điều 45 Bộ luật Hình sự quy định căn cứ quyết định hình phạt như sau: “Khi quyết định hình phạt, Toà án căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự”.
Về tình tiết, người đó đe dọa bạn của bạn nếu báo cảnh sát thì sẽ giết, nếu có căn cứ theo quy định tại Điều 103 Bộ luật hình sự quy định:
“1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
A) Đối với nhiều người;
B) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
C) Đối với trẻ em;
D) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác”.
Nếu có căn cứ việc đe dọa giết bạn của bạn nếu bạn của bạn báo công an, mà trong trường hợp này là để che dấu một tội phạm khác – tội cướp tài sản, thì có thể bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về cướp tài sản nhưng không chiếm đoạt được tài sản có bị xử lý không?. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Hoàng Thị Nụ

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Cướp tài sản nhưng không chiếm đoạt được tài sản có bị xử lý không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề