Đã chấp hành xong hình phạt tù có được xuất khẩu lao động ra nước ngoài không?

Posted on Tư vấn luật hành chính 248 lượt xem

Tôi bị án trộm cắp đã ra tù được hơn 01 năm, giờ muốn đi sang Đức làm việc có người bảo lãnh thì có được không?

Lê Văn An.

Căn cứ pháp lý:

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: Từ dữ kiện bạn chia sẻ, có thể thấy rằng bạn đang thắc mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến điều kiện để người lao động ra nước ngoài làm việc.

Theo quy định pháp luật về xuất nhập cảnh, tại điều 21 Nghị định 136/2007/NĐ-CP quy định về điều kiện để công dân Việt Nam được xuất cảnh ra nước ngoài nếu không thuộc một trong những trường hợp , theo đó:

Điều 21. Công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm.
2. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.
3. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.
4. Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó.
5. Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan.
6. Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
7. Có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, quyền tự do xuất nhập cảnh của công dân sẽ bị hạn chế trong trường hợp người đó đang phải chấp hành những nghĩa vụ pháp định có liên quan đến nhân thân người vi phạm như chấp hành án dân sự, kinh tế, hình sự hay đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về điều kiện để người lao động ra nước ngoài làm việc. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Người viết: Đức Luân

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề