Nhung
Bài viết liên quan:
|
Căn cứ pháp lý
Luật sư tư vấn
Dựa theo thông tin được cung cấp và căn cứ theo pháp luật về hộ tịch áp dụng vào sự việc này, căn cứ theo điều 35 Luật hộ tịch quy định:
Điều 35. Thẩm quyền đăng ký khai sinh
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em trong các trường hợp sau đây:
…
2. Trẻ em được sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam:
a) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam;
b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.
|
Liên quan đến trình tự thủ tục tiến hành việc đăng ký khai sinh trong trường hợp này, quy định hướng dẫn, bổ sung cho điều 35 Luật hộ tịch, tại điều 29 Nghị định 123/2015 quy định:
Điều 29. Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài về cư trú tại Việt Nam
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của trẻ em có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là công dân Việt Nam, thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài mà chưa được đăng ký khai sinh.
2. Người yêu cầu đăng ký khai sinh xuất trình giấy tờ chứng minh việc trẻ em cư trú tại Việt Nam và nộp các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai theo mẫu quy định;
b) Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp xác nhận về việc trẻ em được sinh ra ở nước ngoài và quan hệ mẹ – con nếu có;
c) Văn bản thỏa thuận của cha mẹ lựa chọn quốc tịch cho con theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 của Luật Hộ tịch đối với trường hợp trẻ em có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, người kia là công dân nước ngoài.
3. Trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này thì thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em theo thủ tục quy định tại Khoản 5 Điều 15 của Nghị định này.
…
|
Theo đó, người đi đăng ký khai sinh cần chuẩn bị các giấy tờ có liên quan được quy định khoản 2 điều 29 Nghị định 123/2015. Tuy nhiên trong trường hợp này, 2 vợ chồng đã ly thân – không còn chung sống với nhau ở nước ngoài và người vợ đã trở về nước để sinh con và không có đủ các giấy tờ cần thiết theo khoản 2 điều 29 Nghị định 123/2015. Dù vậy theo quy định pháp luật dân sự về đăng ký hộ tịch ở Việt Nam, pháp luật đã có những quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện quyền về nhân thân của mỗi cá nhân. Theo đó căn cứ vào khoản 3 điều 29 Nghị định 123/2015 thì người có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ được quyền tiến hành thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ theo quy định tại khoản 5 điều 15 Nghị định 123/2015:
Điều 15. Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ
…
5. Thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ không thuộc diện bị bỏ rơi, chưa xác định được cha và mẹ được thực hiện như quy định tại Khoản 3 Điều 14 của Nghị định này; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ”.
|
Theo đó, việc khai sinh trong trường hợp này được tiến hành theo thủ tục không xác định được cha (hoặc mẹ) và hướng dẫn bổ sung cho điều 15, tại khoản 3 điều 14 Nghị định 123/2015 quy định:
Điều 14. Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi
…
3. Hết thời hạn niêm yết, nếu không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo cho cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ để tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ. Cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em. Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.
Họ, chữ đệm, tên của trẻ được xác định theo quy định của pháp luật dân sự. Nếu không có cơ sở để xác định ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh của trẻ thì lấy ngày, tháng phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày, tháng sinh; căn cứ thể trạng của trẻ để xác định năm sinh; nơi sinh là nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi; quê quán được xác định theo nơi sinh; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam. Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch để trống; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ bị bỏ rơi”.
|
Như vậy, từ các căn cứ trên người có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ được phép tiến hành thủ tục đăng ký khai sinh theo trình tự, thủ tục được quy định tại điều 16 Luật hộ tịch:
Điều 16. Thủ tục đăng ký khai sinh
1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.
2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.
Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.
…
|
Chuyên viên: Thu Thuỷ

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tổng đài 24/7 1900 6589
hoặc Bạn có thể lick vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn
- Nhận người dưới 17 tuổi vào làm việc có vi phạm pháp luật không?
- Cháu có thể làm giám hộ cho bác được không?
- Phần thưởng đã hết thời hạn mà không có người trúng thưởng thì giải quyết như thế nào?
- Người cai nghiện tự nguyện có được bảo lãnh ra ngoài không?
- Kết hôn trong phạm vi ba đời bị xử phạt như thế nào?