Đăng ký nhãn hiệu đối với hàng hóa không trực tiếp sản xuất ra

Posted on Tư vấn luật SHTT 369 lượt xem

Tóm tắt câu hỏi:

Đăng ký nhãn hiệu đối với hàng hóa không trực tiếp sản xuất ra

Xin chào luật sư! Nhãn hiệu đã được một công ty ở Thái Lan đăng ký độc quyền tại Thái Lan rồi, giờ công ty của tôi muốn nhập khẩu hàng hóa của công ty này về Việt Nam để bán, hiện tại tôi rất muốn đăng ký nhãn hiệu này tại Việt Nam có được phép không? Thủ tục, hồ sơ như thế nào? Mong các luật sư tư vấn giúp ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn!
 
Người gửi: Đinh Văn Đá (Thành phố Hồ Chí Minh)
 

 Đăng ký nhãn hiệu đối với hàng hóa không trực tiếp sản xuất ra

( Ảnh minh họa:Internet)
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi 1900 6589

Luật sư tư vấn:

Xin chào anh! Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của anh, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn chi tiết như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

– Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009
– Nghị định 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu tri tuệ về sở hữu công nghiệp

2/ Đăng ký nhãn hiệu đối với hàng hóa không trực tiếp sản xuất ra

Theo thông tin anh cung cấp nhãn hiệu mà công ty anh muốn đăng ký đã được công ty ở Thái Lan đăng ký độc quyền và hàng hóa sử dụng nhãn hiệu đó do công ty Thái Lan sản xuất, công ty anh chỉ nhập về để bán.
Căn cứ vào quy định tại Điều 7 Nghị định 103/2006/NĐ- CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp có nêu: 

1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đáp ứng các điều kiện để được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam quy định tại Điều 2 Nghị định này có thể nộp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp tại Việt Nam theo các điều ước về hoặc liên quan đến thủ tục nộp đơn quốc tế.Các điều ước quốc tế quy định tại khoản này bao gồm:

a) Hiệp ước hợp tác quốc tế về Bằng sáng chế năm 1970, được sửa đổi năm 1984 (sau đây gọi tắt là “Hiệp ước PCT”);

b) Thoả ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu năm 1891, được sửa đổi năm 1979 (sau đây gọi tắt là “Thoả ước Madrid”) và Nghị định thư liên quan đến Thoả ước Madrid năm 1989 (sau đây gọi tắt là “Nghị định thư Madrid”);

c) Các điều ước quốc tế khác về hoặc liên quan đến thủ tục nộp đơn quốc tế mà Việt Nam là thành viên, kể từ thời điểm điều ước quốc tế bắt đầu có hiệu lực đối với Việt Nam.

2. Tổ chức, cá nhân Việt Nam có thể nộp đơn đăng ký quốc tế sở hữu công nghiệp để yêu cầu bảo hộ quyền của mình tại Việt Nam nếu điều ước quốc tế có quy định.”

Ở đây, cả Việt Nam và Thái Lan đều là thành viên của Nghị định thư Madrid nên khi công ty của Thái Lan nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam thì Việt Nam phải chấp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu đó. Nhằm thực hiện nội dung cam kết trong Nghị định thư Madrid.
Vì thông tin anh cung cấp không nói rõ rằng, công ty của Thái Lan đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại Việt Nam thông qua một tổ chức đại diện hay chưa? Hoặc công ty của Thái Lan đã chuyển đơn đăng ký nhãn hiệu tới văn phòng quốc tế của Tổ chức sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) trong đó có ghi rõ quốc gia được chỉ định là Việt Nam hay chưa? Vậy, để bao quát hết hoàn cảnh của anh chúng tôi sẽ chia ra làm hai trường hợp:
 
Trường hợp 1: Công ty của Thái Lan đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam hoặc đã gửi đơn tới văn phòng quốc tế của Tổ chức sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) trong đó có ghi rõ quốc gia được chỉ định là Việt Nam. Đối với trường hợp này đương nhiên công ty anh sẽ không được đăng ký nhãn hiệu đó nữa. Cần lưu ý cho anh rằng nhãn hiệu mà công ty của Thái Lan đã đăng ký tại Thái Lan là nhãn hiệu độc quyền nên công ty này sẽ được ưu tiên nộp đơn đăng ký độc quyền tại Việt Nam.
 
Trường hợp 2: Công ty của Thái Lan chưa tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam cũng như chưa gửi đơn tớn văn phòng của Tổ chức sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) trong đó có ghi rõ quốc gia được chỉ định là Việt Nam, thì công ty anh cũng không được đăng ký nhãn hiệu đó tại Việt Nam vì nó không thỏa mãn bất cứ điều kiện nào về đăng ký nhãn hiệu được quy định trong Điều 87 Luật sở hữu trí tuệ.
Luật sở hữu trí tuệ quy định về quyền đăng ký nhãn hiệu như sau:

1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

5. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;

b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.

6. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

7. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính “

Dựa vào quy định nêu trên, công ty anh thuộc vào khoản 2 Điều 87 là: “Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó”.  Tuy nhiên, công ty anh cũng không thể đăng ký được nhãn hiệu này do để đăng ký được nhãn hiệu theo quy định của luật thì công ty anh phải đáp ứng đồng thời hai điều kiện là chứng minh công ty của Thái Lan không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và công ty của Thá Lan không phản đối việc đăng ký của công ty anh. Nếu như công ty của Thái Lan có đồng ý cho công ty anh đăng ký nhãn hiệu mà công ty này đã đăng ký thì công ty anh cũng không thể đăng ký vì không đáp ứng điều kiện về không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm, bởi thực tế công ty của Thái Lan đang sử dụng nhãn hiệu đó cho hàng hóa mà công ty anh muốn nhập về. 

Vì công ty anh không được đăng ký nhãn hiệu với hàng hóa mà công ty anh nhập về nên chúng tôi không xét đến vấn đề về hồ sơ, thủ tục nộp đơn.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Đăng ký nhãn hiệu đối với hàng hóa không trực tiếp sản xuất ra  . Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Đăng ký nhãn hiệu đối với hàng hóa không trực tiếp sản xuất ra
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề