Danh dự, nhân phẩm, uy tín bị người thân trong gia đình xúc phạm thì phải làm thế nào?

Tóm tắt tình huống

Anh em của bố cháu không hòa thuận với nhau. Tuy nhiên chú ruột của cháy luôn tìm cách gây gổ với bố mẹ cháu. Có lần còn theo dõi bố cháu và đánh bố cháu trước mặt nhiều người vào buổi tối, sau đó còn nhục mạ bố cháu. Thời gian gần đây, vì hai nhà cạnh nhau nên chú ấy liên tục mắng chửi, nhục mẹ bố mẹ cháu và cả ông bà ngoại cháu với những lời lẽ tục tĩu, khó nghe. Gia đình cháu có báo cáo và đề nghị cán bộ an ninh khu phố và công an phương nơi cư trú giải quyết, xong họ chỉ làm qua loa cho xong chuyện. Nhiều ngày nay, cứ tối sau khi ăn cơm xong là chú ấy lại chửi bố mẹ cháu đến tận khuya. Cháu xin hỏi hành vi của chú ấy có vi phạm tội xúc phạm danh dự và nhân phẩm của người khác không? Và gia đình cháu phải làm gì để có thể năng tình trạng này?
Người gửi: Nguyễn Đức Huy
xuc pham 1

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Bộ luật dân sự năm 2015;
– Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009);
– Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

2. Danh dự, nhân phẩm, uy tín bị người thân trong gia đình xúc phạm thì phải làm thế nào?

Căn cứ Điều 34 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền được bảo vệ danh sự, nhân phẩm, uy tín của công dân như sau:
1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.
Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
3. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.
4. Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng
5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.
Đồng thời, tại Điều 592 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định về bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm:
1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
c) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Như vậy, việc chú bạn liên tục có hành vi mắng chửi, gây gỗ đối với bố mẹ và gia đình bạn trong thời gian dài là trái với quy định của pháp luật. Do đó đã đủ căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp và giải quyết. Tuỳ theo các mức độ mà hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Xử lý vi phạm hành chính:
Theo quy định tại Điều 51 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
b) Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;
c) Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
b) Buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh đối với hành vi quy định tại Điểm a, c Khoản 2 Điều này.
Theo quy định trên, chú bạn có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình.
– Truy cứu trách nhiệm hình sự:
Ngoài ra, chú bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 121 Bộ luật Hình sự năm 1999 về tội làm nhục người khác, quy định cụ thể như sau:
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai  năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều người;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Việc trình báo đến Công an phường để được giải quyết và bảo vệ quyền lợi cho gia đình bạn là hoàn toàn hợp pháp. Vì danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Trường hợp có đầy đủ căn cứ xác định về việc chú bạn có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tin của bố mẹ bạn, bố mẹ hoặc bạn có quyền làm đơn khởi kiện ra Toà án.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Nguyễn Hương Diền

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Danh dự, nhân phẩm, uy tín bị người thân trong gia đình xúc phạm thì phải làm thế nào?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề