Để thành lập doanh nghiệp cần những điều kiện gì

Theo con số thống kê tại thời báo tài chính Việt Nam online, số ra ngày 06/02/2018, tổng số doanh nghiệp thực tế đang hoạt động do ngành Thống kê điều tra, cập nhật vào thời điểm 31/12/2017 trên phạm vi cả nước ước tính là 561 064 doanh nghiệp và được dự đoán là đang có chiều hướng gia tăng nhiều cả về chất và lượng nhằm phục vụ, đáp ứng hiệu quả cao nhất cho quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam đối với hệ thống nền kinh tế của thế giới.

Đứng trước những thách thức đó và nhằm trợ giúp cho các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước có nền tảng pháp lý vững chắc, hiệu quả khi tham gia đầu tư vào hệ thống nền kinh tế Việt Nam, sau đây Luật Việt Phong cung cấp các căn cứ pháp lý và các điểm lưu ý theo quy định hiện hành khi đầu tư, kinh doanh vào hệ thống nền kinh tế Việt Nam.

thu tuc thanh lap doanh nghiep tai tphcm

Căn cứ pháp lý

Luật sư tư vấn

1. Về chủ thể:

Theo quy định hiện hành, những đối tượng không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam bao gồm:
– Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
– Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
– Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
– Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
– Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án. 
– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

2. Điều kiện về ngành nghề kinh doanh

Căn cứ theo pháp luật hiện hành có liên quan đến hoạt động kinh doanh thương mại, các cá nhân, tổ chức có quyền tự do kinh doanh tất cả các ngành, nghề mà pháp luật không cấm được quy định tại điều 7 Luật doanh nghiệp 2014 và điều 5 Luật đầu tư 2014 “Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm”. Tuy nhiên trong một số trường hợp, điều kiện đủ để được phép hoạt động đối với một số ngành nghề kinh doanh thì người đầu tư kinh doanh phải thực hiện thủ tục để được cấp “giấy phép kinh doanh” căn cứ theo danh mục các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại Phụ lục 4 Luật đầu tư 2014.

3. Điều kiện về vốn pháp định

Theo quy định hiện hành, có 1 số ngành nghề bắt buộc phải đáp ứng vốn pháp định mới được phép kinh doanh như: kinh doanh bất động sản – mức vốn tối thiểu là 20 tỷ đồng; Kinh doanh hoạt động mua bán nợ – mức vốn tối thiểu là 100 tỷ đồng…
Dưới đây, Luật Việt Phong liệt kê danh mục các ngành nghề kinh doanh cần có vốn pháp định.

4. Điều kiện về người đại diện theo pháp luật

– Người đại diện theo pháp luật (Với chức danh: Giám đốc, Tổng giám đốc, Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch HĐTV, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc, … ) có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài tùy theo nhu cầu của công ty. Theo quy định hiện hành, một doanh nghiệp có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật tuy nhiên bắt buộc phải đáp ứng một tiêu chí quan trọng đó là “doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam”.
– Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty.
– Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên, nếu có thành viên là cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của công ty bị tạm giam, kết án tù, trốn khỏi nơi cư trú, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm tội buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và tội khác theo quy định của Bộ luật hình sự thì thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên về người đại diện theo pháp luật của công ty.

5. Tên doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp được quy định cụ thể tại điều 38, 39, 40 Luật doanh nghiệp 2014 như sau:
– Tên Doanh nghiệp bao gồm hai thành tố như sau: Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng. Trong đó tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu
Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoa hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành

Lưu ý khi đặt tên doanh nghiệp: 
– Đặt tên trùng hoặt tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký theo quy định
– Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó
– Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Đối với trường hợp sử dụng tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài thì tên phải được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài. Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

6. Trụ sở chính doanh nghiệp sau khi thành lập

– Trụ sở chính doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành, hoạt động và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Đây sẽ là nơi hoạt động kinh doanh, lưu giữ thông tin, điểm kết nối liên lạc giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước, các đối tác làm ăn… Vì vậy, lựa chọn trụ sở công ty thuận lợi và phù hợp với quy định của pháp luật là tiền đề cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Theo quy định hiện hành, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp phải là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; quốc gia; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
– Tuy nhiên, pháp luật quy định một số các trường hợp ngoại lệ khi tìm đặt địa chỉ kinh doanh như đối với các hoạt động kinh doanh các ngành nghề đặc thù thì không được đặt tại chung cư, nhà tập thể có chức năng để ở, sinh hoạt hoặc phải cách xa khu trường học như đối với các ngành nghề dịch vụ karaoke hay cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử (cách cổng trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông từ 200 m trở lên)…
Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật Việt Phong về các vấn đề pháp lý có liên quan khi thành lập doanh nghiệp. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Nguyễn Hòa

Bài viết được thực hiện bởi: Bắc Giang

Để được giải đáp thắc mắc về: Để thành lập doanh nghiệp cần những điều kiện gì
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề