Dì có được kháng cáo cho cháu?

Tóm tắt câu hỏi:

Dì có được kháng cáo cho cháu? 

Chào luật sư, Cháu tôi mồ côi cả cha lẫn mẹ và ở với tôi từ nhỏ. Tôi là gì của cháu. Cháu năm nay 15 tuổi bị tòa án tuyên phạt 2 năm tù giam về tội trộm cắp tài sản. Hôm buổi xét xử ở tòa, phía viện kiểm sát đề nghị với hội đồng xét xử phạt cháu tôi 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo. Luật sư đại diện cho cháu cũng nói đến hoàn cảnh của cháu là bố mẹ mất sớm cháu phải ở với Dì, gia đình tôi lại có 5 đứa con nên cháu thiếu tình cảm của bố mẹ và đề nghị Tòa giảm án và tuyên cháu hưởng án treo. Nhưng cuối cùng tòa vẫn xử cháu 2 năm tù giam. Vậy tôi nuôi cháu từ nhỏ tôi có được quyền kháng cáo không. Thủ tục và đơn làm như thế nào? Mong luật sư giúp tôi. Tôi xin cảm ơn.

Người gửi: Hà Thị Mai (Hải Phòng)

Dì có được kháng cáo cho cháu?

 

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

– Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003;

– Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004. 

2/ Dì có được kháng cáo cho cháu? 

Căn cứ theo quy định tại Điều 231, Bộ Luật Tố tụng Hình sự năm 2003 quy định về người có quyền kháng cáo bao gồm:

“Bị cáo, người bị hại, người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.

Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi íích của người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.

Người bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án, quyết định của Toà án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.

Người được Toà án tuyên bố là không có tội có quyền kháng cáo phần lý do bản án sơ thẩm đã tuyên là họ không có tội.”

Tại Điều 234 quy định về thời hạn kháng cáo như sau: 

“Thời hạn kháng cáo, kháng nghị

1. Thời hạn kháng cáo là mười lăm ngày, kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết.

Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là mười lăm ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là ba mươi ngày, kể từ ngày tuyên án.

2. Nếu đơn kháng cáo gửi qua bưu điện thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu ởphong bì. Trong trường hợp đơn kháng cáo gửi qua Ban giám thị trại tạm giam, thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày Ban giám thị trại tạm giam nhận được đơn.”

Về thủ tục kháng cáo 

Theo quy định tại Điều 233, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì: “Người kháng cáo phải gửi đơn đến Tòa án đã xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm.

Người kháng cáo cũng có thể trình bày trực tiếp với Tòa án đã xử sơ thẩm về việc kháng cáo. Tòa án phải lập biên bản về việc kháng cáo đó”.

Trong trường hợp có kháng cáo thì Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm sẽ là Tòa án nhân dân cấp tỉnh: “Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu phải mở phiên toà phúc thẩm trong thời hạn sáu mươi ngày; Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án quân sự trung ương phải mở phiên tòa phúc thẩm trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án.

Chậm nhất là mười lăm ngày trước ngày mở phiên toà, Toà án cấp phúc thẩm phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người tham gia tố tụng về thời gian, địa điểm xét xử phúc thẩm vụ án.” 

Đơn kháng cáo: 

Tại Điều 244 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định về nội dung của đơn kháng cáo như sau. Theo đó, đơn kháng cáo phải có các nội dung chính sau đây:

– Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;

– Tên, địa chỉ của người kháng cáo;

–  Kháng cáo phần nào của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;

–  Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;

– Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.

 Đơn kháng cáo phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm.

 Nếu đơn kháng cáo gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm thì Tòa án đó phải chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiến hành các thủ tục cần thiết và gửi kèm hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp phúc thẩm.

 Kèm theo đơn kháng cáo là tài liệu, chứng cứ bổ sung, nếu có để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Như  vậy, trường hợp của bạn với tư cách là người đại diện hợp pháp cho cháu bạn hoàn toàn có quyền làm đơn kháng cáo gửi cho tòa án cấp sơ thẩm với trình tự thủ tục như trên để bảo vệ quyền lợi của cháu 

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Vấn đề tạm giam, tạm giữ trong tố tụng Hình sự. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Dì có được kháng cáo cho cháu?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề