Dì, dượng ngược đãi, hành hạ cháu ruột thì bị xử lý như thế nào?

Posted on Tư vấn luật hình sự 244 lượt xem

Tóm tắt tình huống:

Chào Luật sư! Con là Lâm, năm nay con 14 tuổi em gái con là Hoài, năm nay 11 tuổi. Năm con 12 tuổi, bố mẹ con bị tai nạn mất và để lại cho hai anh em con căn nhà mà gia đình con đang sống. Vì hai anh em con còn quá nhỏ và ông bà đều không còn nên dì dượng của con ở trong Đồng Nai đã đưa chúng con về nuôi. Nói là nuôi thôi chứ dì dượng đối xử với bọn con rất tệ, bắt hai anh em con đi bán vé số, không cho đi học. Hôm nào không bán được hàng thì không cho ăn cơm còn đánh đập, nhốt hai anh em trong nhà kho. Căn nhà của bố mẹ con dưới quê đã bị dì dượng bán mà không cho bọn con một đồng nào, nói tiền đấy để nuôi chúng bay ăn ở. Có hôm dượng uống rượu say còn đánh em con đến gãy tay. Con thấy anh em mình khổ quá, nên muốn hỏi Luật sư rằng giờ bọn con kiện gì dượng và đòi lại căn nhà thì có được không? Con cảm ơn ạ!
Người gửi: Văn Dũng
tre con 1

Luật sư tư vấn:

Chào em, cảm ơn em đã gửi câu hỏi đến Luật Việt Phong. Với trường hợp của em, Luật Việt Phong xin được tư vấn giúp em như sau:

 1. Căn cứ pháp lý:   

– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
– Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009.

2. Dì dượng ngược đãi, hành hạ cháu ruột thì bị xử lý như thế nào?

Cô, dì, cậu, chú hay bác ruột đều là những thành viên trong gia đình, vì vậy Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về các quyền cũng như nghĩa vụ giữa những người này đối với cháu và ngược lại. Điều 106 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về quyền, nghĩa vụ của cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột như sau: “Cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp người cần được nuôi dưỡng không còn cha, mẹ, con và những người được quy định tại Điều 104 và Điều 105 của Luật này hoặc còn nhưng những người này không có điều kiện để thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng”.
Đối với hoàn cảnh của hai em là trẻ vị thành niên và không còn cha mẹ, thì dì dượng cần có nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ các cháu cũng như có nghĩa vụ nuôi dưỡng các cháu trong trường hợp người cần được nuôi dưỡng không còn cha, mẹ. Ngoài ra, nếu em còn cô, chú, cậu hay bác ruột thì  họ còn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng đối với các cháu chưa thành niên và không có tài sản riêng để tự nuôi sống bản thân. Điều 114 Luật hôn nhân và gia đình  quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột như sau:
“1. Cô, dì, chú, cậu, bác ruột không sống chung với cháu ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người khác cấp dưỡng theo quy định của Luật này”.
Chỉ chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng khi thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 118 Luật Hôn nhân và gia đình sau: 
“1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
2. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
3. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
4. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
5. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
6. Trường hợp khác theo quy định của luật”.
Hai em đều là người chưa thành niên, và chỉ có căn nhà là tài sản duy nhất mà bố mẹ để lại nên các em vẫn đang trong trường hợp được cấp dưỡng. Dì dượng là người nuôi các em trực tiếp có nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc các em, còn cô, chú, cậu và bác ruột có nghĩa vụ cấp dưỡng cho đến khi các em thuộc một trong những trường hợp kể trên. Tuy nhiên, đối với hành vi đánh đập, không cho ăn của dì dượng đối với các em, các em có quyền tố giác với cơ quan công an nơi các em đang thường trú để họ vào cuộc, xử lý. Nếu hành vi đánh đập của dì và dượng em là thực hiện nhiều lần và gây thương tích thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 104 bộ luật Hình sự.Cụ thể: 
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
“…c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ…
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm…”.
Như vậy, em nên đưa em gái đi khám lại cánh tay bị gãy và xin giám định pháp y của bác sĩ xem tỉ lệ thương tật bao nhiều phần trăm. Với hành vi cố ý gây thương tích và hai tình tiết tăng nặng là phạm tội nhiều lần đối với nhiều người và gây thương tích đối với trẻ em thì dượng của em sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh nói trên. Ngoài ra, dì dượng còn phải bồi thường và thanh toán chi phí điều trị cánh tay cho em bạn theo Điều 584 căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. 
Đối với căn nhà là tài sản thừa kế mà bố mẹ để lại thì đó là tài sản của các em, cô, dì, chú, cậu hay bác ruột là những người có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cũng như cấp dưỡng đối với các em chứ không có quyền thừa kế đối với tài sản này. Việc cho các em ăn và ở là nghĩa vụ của họ đối với cháu của mình, họ không có quyền bán nhà của các em trong khi các em là chủ sở hữu hợp pháp cho nên việc dì dượng bán căn nhà đó là trái với quy định của pháp luật. Các em có quyền đòi lại tài sản là căn nhà thuộc sở hữu của chính mình thông qua người đại diện . Nếu không thể sống cùng dì dượng mình thì các em có thể sống cùng với cô, cậu, chú, bác những người có thể mang lại cho các em cuộc sống tốt hơn.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Dì dượng hành hạ, ngược đãi cháu ruột thì bị xử lý như thế nào? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Trần Thị Hải

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Dì, dượng ngược đãi, hành hạ cháu ruột thì bị xử lý như thế nào?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề