Việt Nam là một quốc gia có nhiều làng nghề truyền thống, nhiều sản vật địa phương, vì vậy, việc xây dựng nhãn hiệu tập thể cho các làng nghề sẽ giúp ích rất nhiều cho người dân của các vùng này phát triển sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân. Ở Việt Nam hiện nay đã bảo hộ cho rất nhiều các đặc sản của địa phương thành nhãn hiệu tập thể, ví dụ như Vải Thiều Thanh Hà, gốm Bát Tràng, Lụa Hà Đông,… Thực tế cho thấy nhiều phản phẩm sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể đã làm tăng giá thành của sản phẩm và được khách hàng tin dùng nhiều hơn. Để đáp ứng nhu cầu khách hàng, Luật Việt Phong cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể.
8 2

1. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể

Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bao gồm các giấy tờ sau:
– Mẫu nhãn hiệu tập thể
– Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu;
– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể. Quy chế cần có các nội dung sau:
+ Tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động của tổ chức tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu;
+ Các tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể;
+ Danh sách các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu;
+ Các điều kiện sử dụng nhãn hiệu;
+ Biện pháp xử lý hành vi vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu.
– Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.
Lưu ý: đăng ký bảo hộ hợp nhãn hiệu tập thể có chứa địa danh hay nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phầm thì cần chuẩn bị thêm các loại giấy tờ:
– Chấp thuận của Tỉnh về việc sử dụng tên địa danh trong trường hợp nhãn hiệu tập thể có chứa địa danh
– Bản thuyết minh về tính chất,chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
– Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).

2.Trình tự, thủ tục thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể

Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:
Bước 1: Nộp đơn
Cá nhân, tổ chức nộp đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc các văn phòng đại diện của Cục tại thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
Bước 2: Tiếp nhận đơn
Bước 3: Thẩm định hình thức đơn
Thẩm định hình thức đơn là việc đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức, về các đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn,… Từ đó xác định đơn có hợp lệ hay không.
Thời gian thẩm định hình thức của đơn là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Bước 4: Công bố đơn
Đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận là đơn hợp lệ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ. Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.
Bước 5: Thẩm định nội dung đơn
Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được công nhận là hợp lệ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ. Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu là 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Bước 6: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu bảo hộ và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo sở hữu trí tuệ.
Sau khi có quyết định cấp văn bằng, Doanh nghiệp nộp lệ phí vấp văn bằng và lấy văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, thời gian đăng ký nhãn hiệu là 13 tháng kể từ ngày nộp đơn. Tuy nhiên thời gian trên thực tế thường kéo dài hơn. Cụ thể:
+ Thời gian thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn
+ Công bố Đơn trên Công báo của Cục sở hữu trí tuệ: 02 tháng kể từ ngày đơn được chấp thuận
+ Thẩm định nội dung của nhãn hiệu: không quá 09 tháng kể từ ngày công bố đơn
+ Cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu: 01-02 tháng
Trên thực tế thời hạn này có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn tuỳ thuộc vào số lượng đơn nộp vào Cục tại thời điểm xét nghiệm

4. Kết quả đạt được từ việc sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tập thể của Luật Việt Phong

Để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, Quý khách chỉ cần cung cấp cho chúng tôi các thông tin/tài liệu sau đây:
+ Mẫu nhãn hiệu xin đăng ký.
+ Danh mục sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cần đăng ký.
+ Giấy ủy quyền (Cung cấp khi sau khi nhận được thông tin đăng ký)
Với sự chuyên nghiệp, tận tâm và linh hoạt của đội ngũ chuyên viên công ty Luật Việt Phong, quý khách hàng sẽ nhanh chóng nắm trong tay Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể.
Lưu ý: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể sẽ có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.

5. Công việc Luật Việt Phong thực hiện khi có yêu cầu dịch vụ

Khi khách hàng có yêu cầu, Luật Việt Phong sẽ thực hiện các công việc dưới đây:
– Tư vấn cho khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
– Tư vấn tính khả thi của đối tượng muốn bảo hộ.
– Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ.
– Thay mặt khách hàng theo dõi tiến trình giải quyết tại Cục Sở hữu trí tuệ.
– Sửa chữa, khắc phục trong trường hợp đơn còn thiếu sót.
– Thay mặt khách hàng nhận kết quả.
– Tư vấn cho khách hàng về việc sử dụng nhãn hiệu sau khi cấp
– Bàn giao văn bằng bảo hộ cho khách hàng.
Luật Việt Phong cam kết cung cấp thực hiện dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất cũng như hạn chế tối đa thời gian thuận tiện cho khách hàng. Ngoài ra, đến với Luật Việt Phong, khách hàng còn được cung cấp các dịch vụ về sở hữu trí tuệ bao gồm: tư vấn, đăng ký sáng chế, bản quyền tác giả và quyền liên quan, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, sáng chế,… với đội ngũ nhân sự tư vấn về sở hữu trí tuệ nhiệt tình và chuyên nghiệp.