Dịch vụ đăng ký bảo hộ sáng chế

Posted on Sáng chế 271 lượt xem

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Để bảo vệ quyền lợi đối với sản phẩm hoặc quy trình, người sở hữu phải thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ dưới dạng sáng chế tại Cục sở hữu trí tuệ. Luật Việt Phong cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ sáng chế cho khách hàng có yêu cầu.
sang che 1

1. Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ

– Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Có tính mới;
+ Có trình độ sáng tạo;
+ Có khả năng áp dụng công nghiệp.
– Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Có tính mới;
+ Có khả năng áp dụng công nghiệp.

2. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế

Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế:
– Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
– Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;
– Cách thức thể hiện thông tin;
– Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
– Giống thực vật, giống động vật;
– Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;
– Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ

Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Tờ khai (02 bản theo mẫu);
+ Bản mô tả (02 bản, bao gồm cả hình vẽ, nếu có);
+ Yêu cầu bảo hộ 02 bản;
+ Các tài liệu có liên quan (nếu có);
+ Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Trình tự thực hiện

Bước 1: Tiếp nhận đơn.
Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn.
Cục Sở hữu trí tuệ kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn. Từ đó đưa ra kết luận đơn có hợp lệ hay không.
Bước 3: Ra thông báo chấp nhận/từ chối chấp nhận đơn.
Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn.
Nếu đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.
Bước 4: Công bố đơn.
Đơn được coi là hợp lệ khi được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
Bước 5: Thẩm định nội dung đơn.
Việc thẩm định này được tiến hành khi có yêu cầu thẩm định nội dung đơn. Ngoài ra còn đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ (tính mới, tính sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp), qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
Bước 6: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu bảo hộ và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo sở hữu trí tuệ.

5. Thời hạn giải quyết

– Thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nhận đơn.
– Công bố đơn: 18 tháng kể từ ngày ưu tiên hoặc tháng thứ 2 từ ngày có yêu cầu thẩm định nội dung đơn.
– Thẩm định nội dung: 12 tháng kể từ ngày có yêu cầu thẩm định nội dung đơn hoặc trước ngày công bố.

6. Công việc Luật Việt Phong thực hiện khi có yêu cầu dịch vụ

Khi khách hàng có nhu cầu đăng ký bảo hộ sáng chế và có yêu cầu dịch vụ, Luật Việt Phong thực hiện các công việc sau:
– Tư vấn các vấn đề pháp lý có liên quan đến việc bảo hộ sáng chế ở Việt Nam.
– Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng.
– Soạn thảo hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế.
– Thay mặt khách hàng nộp đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ.
– Theo dõi quá trình giải quyết tại Cục Sở hữu trí tuệ.
– Thay mặt khách hàng nhận kết quả.
– Bàn giao Giấy chứng nhận đăng ký sáng chế.

7. Tài liệu khách hàng cần cung cấp

+ Tên Sáng chế/ Giải pháp hữu ích.
+ Mô tả kỹ thuật vắn tắt, các hình vẽ, sơ đồ (nếu có);
+ Những giải pháp kỹ thuật đã biết trước khi có Sáng chế/Giải pháp hữu ích, những nhược điểm và hạn chế;
+ Ðưa một hoặc một vài trường hợp áp dụng cụ thể để chứng minh tính hiệu quả;
+ Họ tên, địa chỉ, điện thoại, của tổ chức/cá nhân có Sáng chế/Giải pháp hữu ích cần đăng ký,
và đồng tác giả (nếu có);
Chuyên viên: Nguyễn Hương Diền

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Dịch vụ đăng ký bảo hộ sáng chế
Vui lòng gọi hotline tư vấn và báo giá dịch vụ: 0904 582 555 hoặc 0984 597 647

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tổng đài 24/7 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *