Cùng với sự phát triển chung của xã hội, mối quan hệ giữa người với người ngày càng phức tạp, đa dạng hơn, những tranh chấp, mâu thuẫn, bất đồng cũng phát sinh ngày càng nhiều hơn đòi hỏi một thiết chế kiềm hãm sự bất đồng đó lại trong một trật tự chung. Pháp luật với những chế định chặt chẽ là phương án tối ưu để điều hoà các mối quan hệ trong xã hội. Những văn phòng luật sư, những công ty luật ra đời như một thiết yếu, hỗ trợ giải quyết được một cách ổn thoả, nhanh chóng những tranh chấp, những xâm phạm quyền, lợi ích của các bên thông qua công cụ quan trọng: Pháp luật. Để một văn phòng luật sư, một công ty luật ra đời và đi vào hoạt động trên thực tiễn thì tổ chức hành nghề luật sư đó cần phải có đăng ký hoạt động. Luật Việt Phong cung cấp dịch vụ đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư hiệu quả, uy tín.
61 1

1. Điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư

Để được thành lập một tổ chức hành nghề luật sư, cần phải đáp ứng những điều kiện sau:
– Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của Luật này; 
– Tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc. 
– Một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư. Trong trường hợp luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập một công ty luật thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà một trong các luật sư đó là thành viên. 

2. Hồ sơ đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư

– Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo mẫu thống nhất gồm những nội dung chính sau đây: Tên văn phòng luật sư, công ty luật; Địa chỉ trụ sở; Họ, tên, địa chỉ thường trú của luật sư Trưởng văn phòng luật sư hoặc luật sư chủ sở hữu (đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên) hoặc các luật sư thành viên (đối với công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật hợp danh); Họ, tên, số và ngày cấp Thẻ luật sư của người đại diện theo pháp luật; Lĩnh vực hành nghề… theo Mẫu TP-LS-02 và Mẫu TP-LS-03 ban hành kèm theo Thông tư 02/2015/TT-BTP.
– Dự thảo Điều lệ của công ty luật bên cạnh những nội dung như trong giấy đề nghị hoạt động còn bao gồm những nội dung sau: Quyền và nghĩa vụ của luật sư chủ sở hữu hoặc các luật sư thành viên; Điều kiện và thủ tục tham gia hoặc rút tên khỏi danh sách luật sư thành viên; Cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành; Thể thức thông qua quyết định, nghị quyết; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ; Nguyên tắc phân chia lợi nhuận và trách nhiệm của các luật sư thành viên đối với nghĩa vụ của công ty; Các trường hợp tạm ngừng, chấm dứt hoạt động và thủ tục thanh lý tài sản; Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty luật.
– Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của luật sư thành lập văn phòng luật sư, thành lập hoặc tham gia thành lập công ty luật;
– Giấy tờ chứng minh về trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư.

3. Dịch vụ đăng ký hoạt động tổ chức hành nghề luật sư của Luật Việt Phong

Bước 1: Tiếp nhận thông tin từ khách hàng, tư vấn sơ bộ các vấn đề pháp lý, kiểm tra tính hợp pháp các yêu cầu của khách hàng về cấp phép kinh doanh vận tải bằng ô tô.
Luật Việt Phong cần quý khách cung cấp Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của luật sư thành lập văn phòng luật sư, thành lập hoặc tham gia thành lập công ty luật và Giấy tờ chứng minh về trụ sở của tổ chức.
Ngoài ra, Luật Việt Phong cũng yêu cầu quý khách đưa ra một số thông tin sau giúp chúng tôi lấy làm căn cứ để soạn thảo những giấy tờ liên quan cho hồ sơ đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư: Tên văn phòng; Địa chỉ trụ sở; Họ, tên, địa chỉ thường trú của luật sư Trưởng văn phòng luật sư hoặc luật sư chủ sở hữu; loại hình tổ chức hành nghề luật sư muốn thành lập…
Bước 2: Tiến hành soạn thảo hợp đồng cũng như hồ sơ, giấy tờ liên quan chuyển tới cho khách hàng ký kết. Hồ sơ bao gồm những loại giấy tờ được ghi nhận tại mục 2.
Bước 3: Thay khách hàng nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà Trưởng văn phòng luật sư hoặc Giám đốc công ty luật là thành viên. Trường hợp công ty luật do luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập thì đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi có trụ sở của công ty. 
Đồng thời, theo dõi tiến độ xét duyệt hồ sơ để tiến hành những sửa đổi, bổ sung khi cần thiết.
Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư; trong trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư được làm thành 02 bản; một bản cấp cho tổ chức hành nghề luật sư, một bản lưu tại Sở Tư pháp.
Bước 4: Trả kết quả tới tay khách hàng
Chỉ sau 10 ngày làm việc, không tính thứ 7, chủ nhật và lễ Tết, Luật Việt Phong đã có thể cung cấp cho quý khách sản phẩm cuối cùng của hoạt động dịch vụ: “Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư”.

4. Lợi ích của việc sử dụng dịch vụ của Luật Việt Phong

Đặt niềm tin vào việc sử dụng dịch vụ của công ty chúng tôi, quý khách có thể nhanh chóng nắm trên tay thành quả mà mình mong muốn: “Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư”
Đồng thời, quý khách cũng được tiết kiệm tối đa thời gian, công sức, mọi giấy tờ, thủ tục đều do chuyên viên từ phía chúng tôi thực hiện đại diện cho quý khách tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, quý khách không cần đi lại trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình đăng ký hoạt động.
Luật Việt Phong cũng cung cấp hoạt động tư vấn, hỗ trợ dịch vụ liên quan từ khi hình thành nhu cầu đăng ký cho tới tận khi hoàn thành quá trình, khách hàng đã nắm trong tay sản phẩm dịch vụ: Chúng tôi cung cấp dịch vụ khắc dấu và thông báo mẫu dấu thay cho quý khách và những thủ tục liên quan, giải đáp vướng mắc xung quanh hoạt động đăng ký.
Cung cấp hệ thống văn bản pháp luật hoàn toàn miễn phí.