Người lao động trong quá trình thực hiện công việc nghề nghiệp có thể gặp những rủi ro từ tác nhân bên ngoài gây ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như có thể bị suy giảm sức khoẻ khi làm việc hoặc nghề có yếu tố độc hại. Bảo hiểm xã hội với chức năng bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ chi trả trợ cấp cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội khi thuộc những trường hợp này. Nhận thức được những băn khoăn, vướng mắc của khách hàng trong thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Luật Việt Phong cung cấp dịch vụ tư vấn, đại diện khách hàng lập hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
701 1

1. Vì sao nên sử dụng dịch vụ của Luật Việt Phong?

– Tư vấn hoàn toàn miễn phí trực tiếp, qua tổng đài điện thoại hay qua email về mọi vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
– Hỗ trợ mọi hồ sơ, thủ tục trong quá trình đề nghị hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quý khách không cần đi lại trong bất cứ giai đoạn nào của việc đề nghị hưởng trợ cấp
– Cung cấp văn bản pháp luật miễn phí

2. Điều kiện để hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
– Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên
Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
– Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh nghề nghiệp

3. Thời điểm hưởng, mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Thời điểm hưởng trợ cấp được tính từ tháng người lao động điều trị ổn định xong, ra viện hoặc từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú; trường hợp giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động, thời điểm trợ cấp được tính kể từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện của lần điều trị đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau cùng hoặc từ tháng có kết luận giám định tổng hợp của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú.
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần. Theo đó:
Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;
Bên cạnh đó còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng. Theo đó:
Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.

4. Luật Việt Phong cung cấp dịch vụ đại diện khách hàng thực hiện hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như thế nào?

Bước 1: Tiếp nhận thông tin cụ thể từ khách hàng và tư vấn các vấn đề pháp lý sơ bộ
Bước 2: Kiểm tra tính pháp lý các yêu cầu của khách hàng và tiến hành soạn thảo hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và chuyển tới cho khách hàng ký kết. Hồ sơ bao gồm:
Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động:
Sổ bảo hiểm xã hội.
Biên bản điều tra tai nạn lao động, trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì phải có thêm biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông.
Giấy ra viện sau khi đã điều trị tai nạn lao động.
Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu số 05-HSB (bản chính).
Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp:
Sổ bảo hiểm xã hội.
Biên bản đo đạc môi trường có yếu tố độc hại, trường hợp biên bản xác định cho nhiều người thì hồ sơ của mỗi người lao động có bản trích sao.
Giấy ra viện sau khi điều trị bệnh nghề nghiệp, trường hợp không điều trị tại bệnh viện thì phải có giấy khám bệnh nghề nghiệp.
Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp theo mẫu số 05-HSB (bản chính).
Bước 3: Hướng dẫn khách hàng thực hiện thủ tục nộp hồ sơ tới người sử dụng lao động và trên cơ sở đó, người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Đồng thời theo dõi tiến độ xét duyệt hồ sơ, sửa đổi bổ sung hồ sơ khi có yêu cầu: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do