Cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên của cơ sở bảo trợ xã hội. Việc thành lập cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập là một cử chỉ nhân văn, nhân đạo cao đẹp, hỗ trợ bảo đảm an sinh xã hội với những đối tượng khó khăn trong cộng đồng cũng như giảm bớt gánh nặng cho khối công lập trong vấn đề này. Luật Việt Phong cung cấp dịch vụ thành lập cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập, giúp quý khách là tổ chức, cá nhân có khả năng và nhu cầu trong vấn đề pháp lý.
1072 1

1. Hồ sơ thành lập cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập

– Đơn đề nghị thành lập cơ sở bảo trợ xã hội (Mẫu số 5 tại Phụ lục kèm theo Nghị định 812012/NĐ-CP); 
– Đề án thành lập cơ sở bảo trợ xã hội (Mẫu số 2 tại Phụ lục kèm theo Nghị định 812012/NĐ-CP); 
– Giấy tờ hợp pháp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc tài sản gắn liền với đất phục vụ cho hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội; 
– Quy chế hoạt động (Mẫu số 3 tại Phụ lục kèm theo Nghị định 812012/NĐ-CP); 
– Lý lịch trích ngang của người dự kiến làm giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc tổ chức thành lập cơ sở bảo trợ xã hội; 
– Có ý kiến bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã, trong đó nêu rõ đồng ý hay không đồng ý nơi cơ sở bảo trợ xã hội đặt trụ sở hoạt động; 
– Văn bản thẩm định và đề nghị của tổ chức, đoàn thể, tôn giáo cấp tỉnh nếu là cơ sở bảo trợ xã hội của tổ chức, đoàn thể, tôn giáo thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Trình tự thành lập cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập

Bước 1: Tiếp nhận thông tin cụ thể từ khách hàng và tư vấn các vấn đề pháp lý sơ bộ về việc thành lập cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập
Bước 2: Kiểm tra tính pháp lý các yêu cầu của khách hàng và tiến hành soạn thảo hồ sơ và chuyển tới cho khách hàng ký kết
Bước 3: Thay khách hàng thực hiện thủ tục nộp hồ sơ tại:
– Đối với cơ sở bảo trợ xã hội thuộc thẩm quyền quyết định thành lập của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ thì nộp tại Vụ Tổ chức cán bộ hoặc Ban Tổ chức cán bộ;
– Đối với cơ sở bảo trợ xã hội thuộc thẩm quyền quyết định thành lập của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì nộp tại Sở Nội vụ;
– Đối với cơ sở bảo trợ xã hội thuộc thẩm quyền quyết định thành lập của Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì nộp tại Phòng Nội vụ.
Theo dõi tiến độ xét duyệt hồ sơ, sửa đổi bổ sung hồ sơ khi có yêu cầu:
– Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm định phải tiến hành thẩm định, trình cấp có thẩm quyền quyết định thành lập cơ sở bảo trợ xã hội;
– Trường hợp cơ quan thẩm định xác định hồ sơ đề nghị thành lập cơ sở bảo trợ xã hội không đủ điều kiện theo quy định thì phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do không đủ điều kiện thành lập cơ sở bảo trợ xã hội trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Bước 4: Bàn giao toàn bộ kết quả cho khách hàng

3. Lợi ích khi sử dụng dịch vụ thành lập cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập của Luật Việt Phong

Khách hàng sử dụng dịch vụ của chúng tôi không chỉ nhận được sự tư vấn tận tình của đội ngũ luật sư, chuyên viên giàu kinh nghiệm từ khi bắt đầu có nhu cầu thành lập cơ sở bảo trợ xã hội cho tới cả sau khi hoàn thành thủ tục thành lập  mà còn được tiết kiệm tối đa thời gian, công sức và chi phí: khách hàng không cần đi lại trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình thành lập, mức phí dịch vụ phù hợp với tình hình tài chính của cơ sở.
Những dịch vụ liên quan do Luật Việt Phong thực hiện: