Tinh thần tương thân tương ái, là rách ít đùm lá rách nhiều đã, đang và sẽ là một truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta. Nhiều quỹ từ thiện được lập ra với mục đích chính nhằm hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo và các đối tượng khác thuộc diện khó khăn cần sự trợ giúp của xã hội, không vì mục đích lợi nhuận. Luật Việt Phong cung cấp dịch vụ thành lập quỹ từ thiện, hỗ trợ quý khách hàng là cá nhân, tổ chức có nhu cầu thành lập quỹ, nhân rộng mô hình từ thiện trong xã hội.
106 1

1. Vì sao nên sử dụng dịch vụ của Luật Việt Phong?

Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, quý khách sẽ được tiếp cận những lợi ích vô cùng thiết thực, chất lượng:
– Được làm việc với đội ngũ luật sư, chuyên viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, đảm bảo việc thực hiện dịch vụ hiệu quả, linh hoạt, uy tín.
– Nhận được kết quả một cách nhanh chóng nhất, đảm bảo thời gian hoạt động sớm nhất.
– Tiết kiệm thời gian, công sức, không cần đi lại cũng như bỏ thời gian ra làm hồ sơ thành lập, tất cả đã do chuyên viên của chúng tôi đại diện quý khách soạn thảo và giao nộp.
– Được tư vấn hoàn toàn miễn phí về việc thành lập và những vấn đề liên quan từ khi hình thành nhu cầu cho tới sau khi thành lập quỹ.
– Được cung cấp hệ thống văn bản pháp luật hoàn toàn miễn phí, 24/7.

2. Điều kiện thành lập quỹ từ thiện

Quỹ được thành lập khi có đủ những điều kiện sau đây:
* Mục đích hoạt động: hỗ trợ và khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, khoa học, từ thiện, nhân đạo và các mục đích phát triển cộng đồng, không vì mục đích lợi nhuận.
* Có sáng lập viên thành lập quỹ đáp ứng điều kiện:
– Sáng lập viên thành lập quỹ phải là công dân, tổ chức Việt Nam góp tài sản để thành lập quỹ; tham gia xây dựng dự thảo điều lệ và các tài liệu trong hồ sơ xin phép thành lập quỹ.
– Các sáng lập viên thành lập Ban sáng lập quỹ. Ban sáng lập quỹ phải có ít nhất 03 (ba) sáng lập viên, gồm: Trưởng ban, Phó Trưởng ban và sáng lập viên. 
– Điều kiện đối với các sáng lập viên:
Đối với công dân Việt Nam: Có đủ năng lực hành vi dân sự không có án tích;
Đối với tổ chức của Việt Nam: Có điều lệ hoặc văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức; nghị quyết của Ban lãnh đạo tổ chức về việc tham gia thành lập quỹ; quyết định cử người đại diện của tổ chức tham gia tư cách sáng lập viên thành lập quỹ;
Có tài sản đóng góp thành lập quỹ.
* Ban sáng lập quỹ có đủ số tài sản đóng góp để thành lập quỹ:
– Đối với quỹ do công dân, tổ chức Việt Nam thành lập, Ban sáng lập quỹ phải đảm bảo số tài sản đóng góp thành lập quỹ quy đổi ra tiền đồng Việt Nam (trong đó số tiền dự kiến chuyển vào tài khoản của quỹ tối thiểu bằng 50% tổng giá trị tài sản quy đổi) như sau:
Quỹ hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh: 5.000.000.000 (năm tỷ);
Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh: 1.000.000.000 (một tỷ);
Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp huyện: 100.000.000 (một trăm triệu);
Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp xã: 20.000.000 (hai mươi triệu).
– Đối với quỹ có tài sản của công dân, tổ chức nước ngoài góp với công dân, tổ chức Việt Nam thành lập; Ban sáng lập quỹ phải đảm bảo số tài sản đóng góp thành lập quỹ quy đổi ra tiền đồng Việt Nam (trong đó số tiền dự kiến chuyển vào tài sản của quỹ tối thiểu bằng 50% tổng giá trị tài sản quy đổi) như sau:
Quỹ hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh: 7.000.000.000 (bảy tỷ);
Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh: 3.000.000.000 (ba tỷ);
Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp huyện: 1.000.000.000 (một tỷ);
Quỹ hoạt động trong phạm vi cấp xã: 500.000.000 (năm trăm triệu).
– Tài sản đóng góp thành lập quỹ phải được chuyển quyền sở hữu cho quỹ trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày quỹ được cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ.
* Có hồ sơ thành lập quỹ theo quy định của pháp luật.

3. Hồ sơ thành lập quỹ từ thiện

– Đơn đề nghị thành lập quỹ;
– Dự thảo điều lệ quỹ;
– Tài liệu chứng minh tài sản đóng góp để thành lập quỹ;
– Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của các thành viên ban sáng lập quỹ và các tài liệu về: sáng lập viên thành lập quỹ; Công dân, tổ chức nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập quỹ; hoặc Thành lập quỹ theo di chúc hoặc yêu cầu của người hiến tặng tài sản thông qua hợp đồng ủy quyền.

4. Trình tự Luật Việt Phong thực hiện việc thành lập quỹ từ thiện

Bước 1: Tiếp nhận thông tin từ khách hàng, tư vấn sơ bộ các vấn đề pháp lý, kiểm tra tính hợp pháp các yêu cầu của khách hàng về thành lập quỹ từ thiện: Điều kiện thành lập quỹ, hồ sơ, thủ tục cơ bản cho việc thành lập quỹ
Bước 2: Đại diện cho khách hàng soạn thảo hồ sơ thành lập quỹ từ thiện. Hồ sơ cụ thể tại Mục 3
Bước 3: Thay khách hàng nộp hồ sơ tại:
– Bộ Nội vụ đối với trường hợp cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ có phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh; Quỹ có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản để thành lập, hoạt động trong phạm vi tỉnh.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp Cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ có phạm vi hoạt động trong tỉnh; có tổ chức, cá nhân nước ngoài góp tài sản để thành lập, hoạt động trong phạm vi huyện, xã;
Đồng thời, theo dõi tiến độ xét duyệt hồ sơ để tiến hành những sửa đổi, bổ sung khi cần thiết.
Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Chậm nhất sau 40 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ, trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Bước 4: Trả kết quả tới tay khách hàng