Dịch vụ tư vấn thủ tục thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường

Posted on Giấy phép khác 274 lượt xem

Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó. Thủ tục lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Đánh giá tác động môi trường là một trong những vấn đề doanh nghiệp cần phải thực hiện khi xin giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, còn nhiều các doanh nghiệp chưa thực sự nắm rõ được những đối tượng nào cần phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và thủ tục tiến hành như thế nào đúng quy định của pháp luật. Luật Việt Phong sẽ cung cấp những thông tin để tiện cho doanh nghiệp có thể theo dõi về thủ tục lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.
bao cao 1

1. Đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường

Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Phụ lục II Nghị định số 18/NĐ – CP gồm những đối tượng cụ thể như sau: nhóm các dự án về xây dựng;  nhóm các dự án sản xuất vật liệu xây dựng; nhóm các dự án về giao thông; nhóm các dự án về điện tử, năng lượng, phóng xạ; nhóm các dự án về thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; nhóm các dự án về xử lý chất thải;…. Và một số các nhóm dự án phải thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường khác. 

2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đánh giá tác động môi trường

a. Thủ tục tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường:
– Tiến hành tham vấn tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án, các tổ chức và cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án.
– Văn bản xin ý kiến tham vấn thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2.4 Thông tư 27/2015/TT – BTNMT.
– Thời hạn trả lời bằng văn bản đối với cơ quan, tổ chức được tham vấn ý kiến tối đa là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến tham vấn do chủ dự án gửi đến.
b. Thẩm định và phê duyệt đánh giá tác động môi trường
Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo tác động môi trường tại cơ quan có thẩm quyền thẩm định:
Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo tác động môi trường
– Một (01) văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2.1 Thông tư 27/2015/TT – BTNMT;
– Bảy (07) bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án. Trường hợp số lượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn 7 người, chủ dự án phải cung cấp thêm số lượng báo cáo đánh giá tác động môi trường. Hình thức trang bìa, trang phụ bìa và yêu cầu về cấu trúc và nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo mẫu tương ứng quy định tại các Phụ lục 2.2 và 2.3 Thông tư 27/2015/TT – BTNMT;
– Một (01) bản báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo dự án đầu tư hoặc tài liệu tương đương khác
Thẩm quyền thẩm định
– Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án quy định tại Phụ lục III Nghị định 18/2015/NĐ – CP, trừ các dự án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án thuộc thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư của mình, trừ các dự án thuộc Phụ lục III Nghị định số 18/2015/NĐ – CP;
– Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh và các dự án thuộc thẩm quyền quyếtđịnh phê duyệt đầu tư của mình, trừ các dự án thuộc Phụ lục III Nghị định số 18/2015/NĐ – CP;
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư trên địa bàn của mình, trừ các dự án thuộc thẩm quyền của những cơ quan nói trên.
Thời hạn thẩm định
–  Không quá 45  ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ đối với các dự án thuộc thẩm quyền tổ chức thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
– Không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ đối với các dự án thuộc thẩm quyền của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; các Bộ, cơ quan ngang Bộ đối với các dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt đầu tư của mình; Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh. 
Trong thời gian thẩm định, trường hợp có yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ dự án để thực hiện.
Bước 2: Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
Hồ sơ gồm:
Sau khi báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được thẩm định với kết quả thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung hoặc thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung, chủ dự án hoàn thiện và gửi cơ quan thẩm định hồ sơ đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, gồm:
– Một văn bản đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, trong đó giải trình rõ những nội dung đã được chỉnh sửa, bổ sung theo kết luận của hội đồng thẩm định, trừ trường hợp không phải chỉnh sửa, bổ sung;
– Báo cáo đánh giá tác động môi trường được đóng quyển gáy cứng, chủ dự án ký vào phía dưới của từng trang báo cáo kể cả phụ lục (trừ trang bìa thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2.2 Thông tư 27/2015/TT – BTNMT) với số lượng đủ để gửi tới các địa chỉ quy định tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư này kèm theo 1 đĩa CD trên đó chứa một 1 tệp văn bản điện tử định dạng đuôi “.doc” chứa nội dung của báo cáo và một 1 tệp văn bản điện tử định dạng đuôi “.pdf” chứa nội dung đã quét (scan) của toàn bộ báo cáo (kể cả phụ lục).
Thời hạn phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường 
– 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
– Trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt hay không phê duyệt được thì phải có văn bản nêu rõ lý do trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Thẩm quyền phê duyệt: thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan thẩm định.
Nội dung tư vấn của Luật Việt Phong gồm:
– Tư vấn về trình tự, thủ tục lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;
– Soạn thảo hồ sơ để thẩm định và phê duyệt báo cáo tác động môi trường;
– Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan tham vấn và cơ quan thẩm định;
– Trực tiếp sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu nếu hồ sơ chưa hợp lệ;
– Thay mặt khách hàng theo dõi quá trình giải quyết của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
– Thay mặt khách hàng nhận kết quả;
– Bàn giao giấy tờ đã được phê duyệt cho khách hàng.
Khách hàng có nhu cầu tư vấn và sử dụng dịch vụ của Luật Việt Phong, vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí 24/7: 1900 6589 để được hỗ trợ.
Chuyên viên: Hoàng Thị Nụ

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Dịch vụ tư vấn thủ tục thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
Vui lòng gọi hotline tư vấn và báo giá dịch vụ: 0904 582 555 hoặc 0984 597 647

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tổng đài 24/7 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề