Dịch vụ tư vấn, thực hiện thủ tục xin cấp chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 và HACCP

Hiện nay vấn đề an toàn thực phẩm đã trở thành một vấn đề nhức nhối trong xã hội khi đâu đâu cũng thấy nói đến thực phẩm bẩn, vì vậy chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm đã được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu khi mua sắm, tiêu dùng. Và dĩ nhiên là người tiêu dùng sẽ không thể trực tiếp kiểm tra chất lượng sản phẩm ngay tại chỗ mà phải dựa vào các tiêu chuẩn mà doanh nghiệp được cấp trên bao bì để lựa chọn. Nắm bắt được điều này luật Việt Phong cung cấp dịch vụ tư vấn, thực hiện thủ tục xin cấp chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 và HACCP để giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn này và hỗ trợ doanh nghiệp về mặt thủ tục pháp lý cấp chứng nhận một cách nhanh nhất.
10

1. Một số quy định pháp lý về chứng nhận ISO 22000 và HACCP

* ISO 22000 là tiêu chuẩn do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) xây dựng tập trung vào an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn này có liên hệ với tiêu chuẩn ISO 9000. Tên đầy đủ là ISO 22000 Food safety management systems – Requirements for any organization in the food chain (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm).
* Các nguyên tắc của HACCP ( nguyên tắc được sử dụng trong việc thiết lập hệ thống an toàn thực phẩm)
– Nguyên tắc 1: Tiến hành phân tích các mối hiểm nguy
Xác định các mối nguy tiềm ẩn ở mọi giai đoạn ảnh hướng tới an toàn thực phẩm từ sơ chế, chế biến, phân phối cho tới khâu tiêu thụ cuối cùng. Đánh giá khả năng xuất hiện các mối nguy và xác định các biện pháp kiểm soát chúng.
– Nguyên tắc 2: Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP: Critical Control Points)
Xác định các điểm kiểm soát tới hạn tại từng công đoạn của chuỗi cung ứng thực phẩm cần được kiểm soát để loại bỏ các mối nguy hoặc hạn chế khả năng xuất hiện của chúng.
– Nguyên tắc 3: Xác định các ngưỡng tới hạn
Xác định các ngưỡng tới hạn không được vượt quá nhằm đảm bảo khống chế có hiệu quả các điểm kiểm soát tới hạn.
– Nguyên tắc 4: Thiết lập hệ thống giám sát các điểm kiểm soát tới hạn
Xây dựng hệ thống các chương trình thử nghiệm hoặc quan sát nhằm giám sát tình trạng của các điểm kiểm soát tới hạn.
– Nguyên tắc 5: Xác định các hoạt động khắc phục cần phải tiến hành khi hệ thống giám sát cho thấy tại một điểm kiểm soát tới hạn nào đó không được thực hiện đầy đủ
– Nguyên tắc 6: Xác lập các thủ tục kiểm tra để khẳng định hệ thống HACCP đang hoạt động có hiệu quả.
– Nguyên tắc 7: Thiết lập hệ thống tài liệu liên quan đến mọi thủ tục, hoạt động của chương trình HACCP phù hợp với các nguyên tắc trên và các bước áp dụng chúng.

2. Quy trình xin giấy chứng nhận  ISO 22000/ HACCP

Bước 1: Tiếp xúc trao đổi thông tin ban đầu giữa cơ quan chứng nhận và khách hàng về: các yêu cầu cơ bản của việc chứng nhận, các bước của thủ tục chứng nhận, tiêu chuẩn ứng dụng, các chi phí dự tính, chương trình kế hoạch làm việc.
Bước 2: Chuẩn bị cho việc kiểm tra chứng nhận( đánh giá sơ bộ)
– Doanh nghiệp gửi tới cơ quan chứng nhận: đơn đăng ký chứng nhận, các kế hoạch ISO 22000/HACCP, các tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc áp dụng ISO 22000/HACCP.
– Cơ quan chứng nhận cử chuyên gia phân tích đánh giá tình trạng thực tế về hồ sơ ISO 22000/HACCP nhằm phát hiện ra những điểm yếu của văn bản tài liệu và việc áp dụngISO 22000/HACCPtại thực địa. Sau khi kiểm tra và đánh giá sơ bộ, các chuyên gia phải chỉ ra được những vấn đề về hồ sơ tài liệu và thực tế áp dụng ISO 22000/HACCP cần chấn chỉnh để doanh nghiệp sửa chữa kịp thời. Bước đánh giá sơ bộ này rất có lời cho doanh nghiệp vì nó đóng vai trò hướng dẫn khuôn mẫu cho bước tiến hành đánh giá chính thức.
Bước 3:  Kiểm tra các tài liệu về ISO 22000/HACCP
Các tài liệu này đã được hiệu chỉnh, sau đánh giá sơ bộ (bước 2), gồm:
– Kế hoạch ISO 22000/HACCP, tài liệu liên qua ISO 22000/HACCP (Sổ tay ISO 22000/HACCP)
– Thủ tục và chỉ dẫn công việc
– Mô tả sản phẩm
– Các tài liệu về giám sát, kiểm tra, thử nghiệm,, sửa chữa…
– Bảng hỏi kiểm định ISO 22000/HACCP
Bước 4: Đánh giá chính thức các tài liệu
Các văn bản tài liệu ISO 22000/HACCP (sổ tay ISO 22000/HACCP) sẽ được đánh giá tính phù hợp của hệ thống ISO 22000/HACCP với các luật lệ, tiêu chuẩn liên qua được xác định, cụ thể là:
– Xem xét sự phù hợp với các yêu cầu vệ sinh
– Việc thẩm tra và xác nhận các CCP
– Các tài liệu, hồ sơ khác có liên quan
– Sau khi xem xét, đánh giá chính thức các tài liệu, hồ sơ, chuyên gia đánh giá phải làm báo cáo đánh giá về các văn bản tài liệu và gửi cho doanh nghiệp 1 bản.
– Doanh nghiệp nhận được bản báo cáo đánh giá về các văn bản tài liệu, có trách nhiệm rà soát và sửa chữa.
Bước 5: Kiểm tra, thẩm định tại thực địa
– Đoàn đánh giá sẽ đến kiểm tra và thẩm định tại thực địa, xem xét sự phù hợp của các hồ sơ với thực tế, kiến nghị sửa chữa các điểm không phù hợp.
– Trong khi kiểm tra chứng nhận tại thực địa, sẽ xác định hiệu quả của hệ thống ISO 22000/HACCP.
– Vai trò của doanh nghiệp trong quá trình kiểm tra là trình bày các ứng dụng thực tế của các thủ tục chương trình ISO22000/HACCP.
– Kết thúc kiểm tra tại thực địa, đoàn đánh giá sẽ tổ chức một buổi họp kết thúc, doanh nghiệp sẽ có cơ hội đưa ra ý kiến về những gì kiểm tra tìm thấy đã nêu ra.
– Sự không phù hợp sẽ được chứng minh trong các báo cáo sai lệch.
– Đối với các sai lệch, doanh nghiệp có trách nhiệm chỉnh sửa lại.
– Sau khi doanh nghiệp đã hoàn thành việc sửa chữa các sai lệch và những điều còn thắc mắc được làm rõ, đoàn đánh giá phải thẩm tra lại và báo cáo đánh giá, thẩm định toàn bộ. Tuy nhiên, doanh nghiệp có quyền đưa ra quan điểm tán thành hoặc không tán thành các ý kiến của đoàn hoặc thẩm tra viên trong vòng 2 tuần lễ.
Bước 6: Cấp chứng nhận ISO 22000/HACCP
– Cơ sở được cấp chứng nhận HACCP nếu toàn bộ hồ sơ tài liệu đều phù hợp với thực tế và toàn bộ các điểm không phù hợp đã được khắc phục sửa chữa thỏa đáng, được trưởng đoàn đánh giá xác nhận.
– Cơ quan chứng nhận sẽ cấp chứng nhận HACCP cho khách hàng.
– Giấy Chứng nhận ISO 22000/ HACCPcó giá trị 3 năm.
Bước 7: Giám sát duy trì chứng nhận và chứng nhận lại
– Trong thời gian hiệu lực của giấp chứng nhận ISO 22000/HACCP, cơ quan chứng nhận phải tổ chức giám sát định kỳ ( trung bình là 6 tháng/lần) để đảm bảo rằng tất cả các quy phạm vệ sinh, nguyên tắc ISO 22000/HACCP đang được duy trì đúng theo yêu cầu.
– Nếu trong quá trình giám sát, phát hiện thấy có vấn đề không phù hợp, không khắc phục sửa chữa kịp thời, sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận.
– Khi hết thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận (giấy chứng nhận có giá trị 3 năm), cơ sở phải đăng ký và làm thủ tục chứng nhận lại vào thời điểm trước khi sắp hết hạn (3 tháng). Thủ tục chứng nhận lại như chứng nhận ban đâu nhưng tính chất đơn giản hơn nhiều.
– Việc thu hồi chứng nhận: Nếu có sự sai lệch nghiêm trọng, chứng nhận sẽ bị thu hồi lại. Sự sai lệch nghiêm trọng có thể là sự nghi ngờ hiệu quả của hệ thống ISO 22000/HACCP hoặc phát hiện các vấn đề vi phạm về luật lệ và tiêu chuẩn ISO 22000/HACCP.

3. Các dịch vụ luật Việt Phong cung cấp

– Tư vấn trực tiếp qua tổng đài 1900 6589 về các vấn đề pháp lý
– Tư vấn miễn phí qua email.
– Tư vấn các vấn đề pháp lý về ISO22000 và thủ tục xin cấp chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000
– Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ thủ tục thực hiện
– Thay mặt khách hàng thực hiện toàn bị các thủ tục pháp lý với chi phí thấp nhận nếu có yêu cầu.

4. Quy trình công ty Luật Việt Phong thực hiện dịch vụ làm thủ tục xin chứng nhận

– Tiếp nhận thông tin từ khách hàng và tư vấn các vấn đề pháp lý sơ bộ.
– Yêu cầu khách hàng cung các các giấy tờ cần thiết và hoàn thiện hồ sơ
– Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền
– Theo dõi tiến trình làm việc, xét duyệt hồ sơ
– Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp đón đoàn thẩm định
– Thay mặt khách hàng nhận kết quả và bàn giao kết quả cho khách hàng.
Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài 1900 6589 tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Tạ Thị Hồng Tươi.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Dịch vụ tư vấn, thực hiện thủ tục xin cấp chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 và HACCP
Vui lòng gọi hotline tư vấn và báo giá dịch vụ: 0904 582 555 hoặc 0984 597 647

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tổng đài 24/7 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề