Dịch vụ tư vấn, thực hiện thủ tục xin cấp chứng nhận tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn thông tin ISO 27000

Giờ đây công nghệ phát triển, thuận tiện hơn rất nhiều cho các doanh nghiệp trong việc lưu giữ thông tin tuy nhiên cũng mang lại rủi ro khi thông tin có thể bị tấn công, xâm nhập trái phép, mà những cuộc tấn công thông tin này thường khó phát hiện. Việc mất dữ liệu và thông tin trong bất cứ trường hợp nào ít nhất cũng gây ra sự bất tiện cho tổ chức, và trầm trọng hơn có thể khiến tổ chức sụp đổ. Chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 270010 sẽ thiết lập và duy trì một hệ thống quản lý hiệu quả giúp doanh nghiệp hay tổ chức của bạn kiểm soát tính an toàn và bảo mật tài sản thông tin của đơn vị mình. Vậy chứng nhận ISO 27001 là gì và làm sao để doanh nghiệp có thể có được chứng nhận này. Luật Việt Phong cung cấp dịch vụ tư vấn, thực hiện thủ tục xin cấp chứng nhận ISO 27000 giúp khách hàng hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn chứng nhận này và có thể thực hiện thủ tục xin cấp chứng nhận nhanh nhất, uy tín nhất cho khách hàng.
11

1. ISO 27000 là gì?

* ISO 27000 là bộ sản phẩm an toàn đồng nhất do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) phối hợp với Ủy ban Kỹ thuật điện quốc tế (IEC) xây dựng nhằm giúp các tổ chức có được một công cụ cần thiết áp dụng các quy phạm an toàn thông tin tốt nhất vào hoạt động kinh doanh hàng ngàyaISO 27000 là bộ sản phẩm an toàn đồng nhất do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) phối hợp với Ủy ban Kỹ thuật điện quốc tế (IEC) xây dựng nhằm giúp các tổ chức có được một công cụ cần thiết áp dụng các quy phạm an toàn thông tin tốt nhất vào hoạt động kinh doanh hàng ngày
* Bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 27000 gồm các tiêu chuẩn sau:
– ISO/IEC 27000 Công nghệ thông tin- Các kỹ thuật an toàn- Hệ thống quản lý ATTT- Tổng quan và từ vựng, là tiêu chuẩn mô tả một cái nhìn tổng quan và các thuật ngữ, cung cấp cho tổ chức và các cá nhân.
– ISO/IEC 27001:2005 các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn thông tin
– ISO/IEC 27002:2007 qui phạm thực hành mô tả mục tiêu kiểm soát an toàn thông tin một các toàn diện và bảng lựa chọn kiểm soát thực hành an toàn tốt nhất
– ISO/IEC 27003:2007 các hướng dẫn áp dụng
– ISO/IEC 27004:2007 đo lường và định lượng hệ thống quản lý an toàn thông tin để giúp cho việc đo lường hiệu lực của việc áp dụng ISMS
– ISO/IEC 27005 quản lý rủi ro an toàn thông tin
– ISO/IEC 27006 hướng dẫn cho dịch vụ khôi phục thông tin sau thảm hoạ của công nghệ thông tin và viễn thông.

2. Các lợi ích mà ISO 27000 đem lại cho tổ chức bao gồm:

– Sự liên tục trong kinh doanh
– Đánh giá được mối nguy và triển khai được các phương pháp để giảm bớt ảnh hưởng
– An ninh được cải thiện
– Kiểm soát việc truy cập
– Tiết kiệm chi phí
– Tạo ra một quá trình quản lý nội bộ
– Tuyên truyền cam kết của bạn để bảo vệ dữ liệu của khách hàng.
– Chứng minh được rằng bạn tuân thủ các quy định pháp luật
 -Xác định được rằng các lãnh đạo cấp cao thực sự nghiêm túc trong việc bảo mật dữ liệu.
– Đánh giá thường xuyên để duy trì hiệu quả bảo mật
– Cung cấp chứng nhận độc lập
– Chứng tỏ sự cam kết đảm bảo sự an toàn về thông tin ở mọi mức độ.
– Đảm bảo tính sẵn sàng và tin cậy của phần cứng và các cơ sở dữ liệu.
– Bảo mật thông tin, tạo niềm tin cho đối tác, khách hàng.
– Giảm giá thành và các chi phí bảo hiểm.
– Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của nhân viên về an ninh thông tin.

3. Quy trình xin cấp chứng nhận ISO 27000

Tại mỗi tổ chức, doanh nghiệp, việc xây dựng, triển khai, áp dụng tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn thông tin có những giải pháp khác nhau, phụ thuộc vào quy mô, đặc trưng của tổ chức cũng như yêu cầu của tổ chức đó. Tuy nhiên, khi triển khai Hệ thống quản lý an toàn thông tin theo ISO 27000, mỗi tổ chức cần phải thực hiện các bước cơ bản sau để đạt được chứng nhận:
Bước 1: Khảo sát hiện trạng của tổ chức nhằm nắm bắt được thực trạng quản lý ATTT tại tổ chức đó cũng như yêu cầu, mong muốn của Lãnh đạo cho việc quản lý ATTT.
Bước 2: Lập kế hoạch xây dựng ISO 27000: Trên cơ sở kết quả khảo sát hiện trạng của tổ chức sẽ đề xuất kế hoạch để xây dựng ISMS cho phù hợp với thực tế của tổ chức.
Bước 3: Xây dựng hệ thống tài liệu và triển khai áp dụng: Xây dựng các chính sách, quy định, quy trình về ATTT và ban hành các văn bản này. Sau khi ban hành, sẽ thực hiện áp dụng các yêu cầu, điều khoản của chính sách, quy định vào hệ thống CNTT với phạm vi đã được đưa ra trong văn bản ban hành.
Bước 4: Thực hiện đánh giá nội bộ trong tổ chức: Đánh giá nội bộ giúp phát hiện các điểm không phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn, chính sách, quy định. Từ đó, các tổ chức đưa ra kế hoạch khắc phục các điểm không phù hợp này. Đồng thời, giai đoạn này cũng chuẩn bị cho việc đánh giá độc lập của một tổ chức đánh giá cấp chứng nhận chuyên nghiệp.
Bước 5: Đánh giá chứng nhận: Tổ chức đánh giá độc lập sẽ thực hiện đánh giá hệ thống ISO 27000 của đơn vị và kết luận đơn vị này có đáp ứng đầy đủ các yêu cầu bắt buộc của tiêu chuẩn đưa ra hay không và sẽ tiến hành cấp Chứng nhận Hệ thống quản lý ATTT nếu đơn vị này đáp ứng điều kiện.

4. Các dịch vụ luật Việt Phong cung cấp.

– Tư vấn các quy định pháp lý liên quan đến ISO 27000, về trình tự thủ tục để có thể xin cấp chứng nhận này.
– Tư vấn trực tiếp qua tổng đài 1900 6589
– Tư vấn miễn phí qua email
– Tư vấn, hỗ trợ khách hàng lập hồ sơ xin cấp chứng nhận ISO 27000
– Dịch vụ thực hiện thủ tục pháp lý xin cấp chứng nhận ISO 27000
– Ngoài ra luật Việt Phong còn cung cấp các dịch vụ xin cấp các chứng nhận khác như: ISO 9001, ISO 14001, ISO 22000
Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài 1900 6589 tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Tạ Thị Hồng Tươi.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Dịch vụ tư vấn, thực hiện thủ tục xin cấp chứng nhận tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn thông tin ISO 27000
Vui lòng gọi hotline tư vấn và báo giá dịch vụ: 0904 582 555 hoặc 0984 597 647

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tổng đài 24/7 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề