Tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm là khâu quan trọng và then chốt khi doanh nghiệp muốn xin chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Thủ tục cấp Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm phải thực hiện đúng quy trình, từ việc chuẩn bị hồ sơ xét duyệt đến giai đoạn thẩm định của cơ quan nhà nhà nước có thẩm quyền. Trong phạm vi bài viết, Luật Việt Phong tư vấn thủ tục xin cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm như sau:
517 1

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm

– Đối với tổ chức, thành phần hồ sơ gồm có:
+ Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu số 01a quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT;
+ Bản danh sách các đối tượng đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu số 01b quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT;
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp tác xã (có dấu xác nhận của tổ chức);
+ Giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
– Đối với cá nhân:
+ Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo Mẫu số 01a quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT;
+ Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân;
+ Giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

2. Thủ tục xin cấp Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm

* Trình tự thực hiện:
Bước 1. Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2. Nộp hồ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Công Thương. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận giao cho người nộp.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ bổ sung đầy đủ theo quy định.
Bước 3: Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền lập kế hoạch để xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm và gửi thông báo thời gian tiến hành xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho tổ chức, cá nhân.
Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức kiểm tra, đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm bằng bộ câu hỏi, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho tổ chức/cá nhân đạt yêu cầu (đã trả lời đúng trên 80% câu hỏi ở mỗi phần câu hỏi kiến thức chung và câu hỏi kiến thức chuyên ngành trong bài kiểm tra kiến thức về ATTP).
Bước 4. Nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Sở Công Thương. Công chức trả kết quả, kiểm tra giấy hẹn hồ sơ và yêu cầu người đến nhận ký vào sổ theo dõi, sau đó trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
* Thời hạn giải quyết
Thủ tục xin Cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm được giải quyết trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

3. Công việc Luật Việt Phong thực hiện khi có yêu cầu dịch vụ

Khi khách hàng có yêu cầu dịch vụ xin cấp Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm, Luật Việt Phong sẽ hỗ trợ thực hiện các công việc sau đây:
– Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, tư vấn các quy định của pháp luật về thủ tục xin cấp Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm;
– Soạn thảo hồ sơ hoàn thiện, yêu cầu khách hàng cung cấp các giấy tờ kèm theo hồ sơ;
– Đại diện quý khách nộp hồ sơ tại cơ quan chức năng;
– Theo dõi tính hợp lệ của hồ sơ, sửa đổi bổ sung khi có yêu cầu của cơ quan chức năng;
– Nhận kết quả và bàn giao đến tận tay quý khách hàng;
Quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ xin vui lòng liên hệ tới tổng đài trực tuyến 1900 6589 để được các chuyên viên pháp lý hỗ trợ. Công ty Luật Việt Phong luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng 24/24 ( kể cả ngày nghỉ). Rất mong được hợp tác cùng quý khách!