Dịch vụ xin giấy phép hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài giờ

Dạy thêm, học thêm là hoạt động có giá trị bổ sung thêm kiến thức cho học sinh, giúp học sinh nâng cao lực học sau một thời gian rèn luyện và cũng là cơ hội để giáo viên nắm bắt rõ hơn về năng lực của học sinh, kịp thời điều chỉnh phương pháp, nội dung dạy học phù hợp với đối tượng. Ngoài ra, ở một khía cạnh khác, việc học thêm cũng xuất phát từ ý muốn của gia đình người học, mong muốn và tin tưởng vào sự tiến bộ của con em sau thời gian đi học thêm; một số gia đình tìm đến việc học thêm với một mục đích khác đó là nhờ thầy cô dạy dỗ con em mình và quản lý các cháu trong thời gian gia đình bận rộn với công việc xã hội, tránh được tình trạng các cháu tham gia vào các hoạt động không lành mạnh ngoài xã hội trong thời gian nghỉ học hoặc gia đình không ở bên các cháu… 

Nắm bắt được yêu cầu quan trọng đó, từ nhiều năm nay cơ quan có thẩm quyền quản lý trên phạm vi toàn quốc liên quan đến lĩnh vực giáo dục đã công bố và ban hành các quy định về điều kiện, trình tự thực hiện thủ tục đề nghị cấp phép hoạt động dạy thêm, học thêm. Sau đây, Luật Việt Phong chia sẻ các căn cứ pháp luật hiện hành nhằm trợ giúp cho các cá nhân, tổ chức có dự định đầu tư, kinh doanh dịch vụ dạy thêm, học thêm.

93

Căn cứ pháp lý

Luật sư tư vấn

Điều kiện tổ chức dạy thêm, học thêm

• Yêu cầu đối với người đại diện theo pháp luật của tổ chức dạy thêm
– Có trình độ được đào tạo tối thiểu tương ứng với giáo viên dạy thêm.
– Có đủ sức khỏe.
– Không trong thời gian bị kỉ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc.

• Yêu cầu đối với người dạy thêm
Đạt trình độ chuẩn được đào tạo đối với từng cấp học theo quy định của Luật Giáo dục.
– Đạt trình độ chuẩn được đào tạo đối với từng cấp học theo quy định của Luật Giáo dục
– Có đủ sức khoẻ.
– Có phẩm chất đạo đức tốt, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân và các quy định của pháp luật; hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại cơ quan công tác.
– Không trong thời gian bị kỉ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục; không bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc.
– Được sự xác nhận của UBND cấp xã về việc chấp hành nghiêm chỉnh đường lối pháp luật.

 

• Cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm phải đảm bảo các yêu cầu tối thiểu
– Địa điểm tổ chức dạy thêm, học thêm đảm bảo an toàn cho người dạy và người học; ở xa những nơi phát sinh các hơi khí độc hại, khói, bụi, tiếng ồn; ở xa các trục đường giao thông lớn, sông, suối, thác, ghềnh hiểm trở.
– Phòng học đảm bảo diện tích trung bình từ 1,10m2/học sinh trở lên; được thông gió và đủ độ chiếu sáng tự nhiên hoặc nhân tạo; đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, phòng bệnh.
– Kích thước bàn, ghế học sinh và bố trí bàn, ghế học sinh trong phòng học đảm bảo các yêu cầu:

 Quy định cỡ số và mã số bàn ghế theo nhóm chiều cao học sinh:

Cỡ số

Mã số

Chiều cao học sinh (cm)

I

I/100 – 109

Từ 100 đến 109

II

II/110 – 119

Từ 110 đến 119

III

III/120 – 129

Từ 120 đến 129

IV

IV/130 – 144

Từ 130 đến 144

V

V/145 – 159

Từ 145 đến 159

VI

VI/160 – 175

Từ 160 đến 175

Quy định kích thước cơ bản của bàn ghế (sai số cho phép của kích thước là ± 0,5cm):

Thông số

Cỡ số

I

II

III

IV

V

VI

– Chiều cao ghế (cm)

26

28

30

34

37

41

– Chiều sâu ghế (cm)

26

27

29

33

36

40

– Chiều rộng ghế (cm)

23

25

27

31

34

36

– Chiều cao bàn (cm)

45

48

51

57

63

69

– Hiệu số chiều cao bàn ghế (cm)

19

20

21

23

26

28

– Chiều sâu bàn (cm)

45

45

45

50

50

50

– Chiều rộng bàn (cm)

+ Bàn một chỗ ngồi

60

60

60

60

60

60

+ Bàn hai chỗ ngồi

120

120

120

120

120

120

– Có công trình vệ sinh và có nơi chứa rác thải hợp vệ sinh.

Trình tự, thủ tục thực hiện

• Chuẩn bị hồ sơ

1. Đối với dạy thêm, học thêm trong nhà trường:
– Tờ trình xin cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm;
– Danh sách trích ngang người đăng ký dạy thêm đảm bảo các yêu cầu tại điều 8 quy định này.
– Bản kế hoạch tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm trong đó nêu rõ các nội dung về: đối tượng học thêm, nội dung dạy thêm; địa điểm, cơ sở vật chất tổ chức dạy thêm; mức thu và phương án chi tiền học thêm, phương án tổ chức dạy thêm, học thêm.

2. Đối với dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường:
– Đơn xin cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm + cam kết đã được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận về việc giữ gìn trật tự, an ninh, đảm bảo vệ sinh môi trường nơi tổ chức dạy thêm, học thêm.
– Danh sách trích ngang người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm;
– Đơn xin dạy thêm có dán ảnh của người đăng ký dạy thêm
– Biên bản xác nhận đã được thủ trưởng cơ quan quản lý cho phép hoặc biên bản xác nhận của UBND cấp xã
– Bản sao hợp lệ giấy tờ xác định trình độ đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm;
– Giấy khám sức khoẻ do bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên hoặc Hội đồng giám định y khoa cấp cho người tổ chức dạy thêm, học thêm và người đăng ký dạy thêm;
– Bản kế hoạch tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm trong đó nêu rõ các nội dung về: đối tượng học thêm, nội dung dạy thêm, địa điểm, cơ sở vật chất tổ chức dạy thêm, mức thu tiền học thêm, phương án tổ chức dạy thêm, học thêm.

• Trình tự thực hiện

– Người đại diện theo pháp luật của tổ chức dạy thêm, học thêm lập và gửi hồ sơ đến các cơ quan chức năng cố thẩm quyền quản lý cấp phép hoạt động căn cứ theo quy định tại điều 11 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT
Sở Giáo dục và Đào tạo cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm đối với các trường hợp tổ chức dạy thêm, học thêm có nội dung thuộc chương trình trung học phổ thông hoặc thuộc nhiều chương trình nhưng có chương trình cao nhất là chương trình trung học phổ thông.
Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm đối với các trường hợp tổ chức dạy thêm, học thêm có nội dung thuộc chương trình tiểu học, trung học cơ sở hoặc thuộc nhiều chương trình nhưng có chương trình cao nhất là chương trình trung học cơ sở

– Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền quyết định cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm hoặc trả lời không đồng ý cho tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm bằng văn bản

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về điều kiện, trình tự thực hiện thủ tục đề nghị cấp phép hoạt động dạy thêm, học thêm. Trường hợp, quý khách hàng có yêu cầu sử dụng dịch vụ liên quan đến thủ tục đề nghị cấp phép hoạt động dạy thêm, học thêm, vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn hoặc số điện thoại yêu cầu thực hiện dịch vụ trực tiếp của chúng tôi ở bên dưới. Rất mong được hợp tác và đồng hành cùng quý khách!

Chuyên viên: Nguyễn Hòa

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Dịch vụ xin giấy phép hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài giờ
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề