Điểm khác biệt giữa hoạt động giám đốc thẩm và hoạt động xét xử tại tòa án (sơ thẩm, phúc thẩm)

Tóm tắt tình huống:

Luật sư cho em hỏi: Em không biết sự khác nhau giữa hoạt động giám đốc thẩm và hoạt động xét xử ở tòa án (sơ thẩm và phúc thẩm) trong các vụ án dân sự. Luật sư có thể làm rõ cho em về điểm này không?
Người gửi: Nguyễn Văn Tuấn
to tung hinh su 1

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Luật Việt Phong. Về vấn đề của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn giúp bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

2. Điểm khác biệt giữa hoạt động giám đốc thẩm và hoạt động xét xử tại tòa án (sơ thẩm, phúc thẩm)

Về hoạt động xét xử ở tòa án bao gồm sơ thẩm và phúc thẩm. Theo các điều luật quy định ở chương V về thành phần giải quyết vụ việc dân sự, chương VI về người tham gia tố tụng, chương XIV về phiên tòa sơ thẩm và chương XVII về thủ tục xét xử phúc thẩm của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì ở các phiên tòa diễn ra hoạt động xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, sẽ có sự tham gia đầy đủ của các thành phần tham gia tố tụng, đó là: đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, có thể có thêm người làm chứng, người giám định và người phiên dịch. Bên cạnh đó còn thành phần giải quyết vụ viêc dân sự, đó là: Kiểm sát viên, Hội đồng xét xử. Và trong phiên tòa sẽ diễn ra các thủ tục lần lượt như quá trình xét hỏi và quá trình tranh tụng. Trong các quá trình này, đương sự cũng như người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự có thể trình bày, tranh luận, lập luận trước Hội đồng xét xử nhằm bào chữa, bảo về quyền và lợi ích hợp pháp cho bản thân. Và Hội đồng xét xử cũng tham gia xét hỏi, lắng nghe hai bên trình bày, xem xét vụ án để sau khoảng thời gian nghị án có thể đưa ra những phán quyết, bản ánh chính xác nhất. công tâm nhất. 
Còn về hoạt động giám đốc thẩm, theo quy định tại Điều 18 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về Giám đốc việc xét xử là: 
“Điều 18. Giám đốc việc xét xử
Tòa án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của các Tòa án; Tòa án nhân dân cấp cao giám đốc việc xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh), Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ để bảo đảm việc áp dụng pháp luật nghiêm chỉnh và thống nhất”
Hay theo quy định tại điều 325 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về tính chất của hoạt động Giám đốc thẩm:
“Điều 325. Tính chất của giám đốc thẩm
Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ quy định tại Điều 326 của Bộ luật này.”
Theo như điều luật trên, hoạt động Giám đốc thẩm là hoạt động của Tòa án cấp trên xem xét  lại việc xét xử của Tòa án cấp dưới. Lúc đó, các Tòa án cấp trên sẽ xem xét trên hai khía cạnh đó là về trình tự thủ tục và bản án xét xử. Trong trình tự thủ tục, Tòa án cấp trên sẽ xét xem Tòa án cấp dưới đã thực hiện theo đúng các trình tự, thủ tục được quy định trong luật hay chưa. Còn về nội dung phán quyết, tại phiên tòa Giám đốc thẩm, căn cứ theo các điều trong chương XX quy định về Thủ tục giám đốc thẩm, các đương sự cũng như người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự sẽ chỉ được triệu tập đến nếu như Hội đồng xét xử nhận thấy cần thiết để làm rõ các chi tiết trong vụ việc. Còn chủ yếu hoạt động diễn ra trong phiên tòa Giám đốc thẩm chính là các Hội đồng xét xử lắng nghe lại tóm tắt của vụ việc sau đó nêu ra ý kiến và thảo luận để đưa tới kết luận cuối cùng rằng sẽ giữ nguyên hay hủy bỏ hay thay đổi một phần bản án đã tuyên ra từ các Cấp xét xử thấp hơn.
Có một điểm khác biệt quan trong giữa hoạt động giám đốc thẩm và hoạt động xét xử ở cấp sơ thẩm và phúc thẩm nữa đấy là người có thẩm quyền đệ đơn yêu cầu xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị xâm phậm quyền và lợi ích trong các vấn đề về dân sự. Còn ở hoạt động giám đốc thẩm thì theo Điều 331 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về những người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bao gồm:
Điều 331. Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.”
Hoạt động xét xử Giám đốc thẩm hạn chế người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm hơn nhiều so với xét xử sơ thẩm hay phúc thẩm.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Điểm khác biệt giữa hoạt động giám đốc thẩm và hoạt động xét xử tại tòa án (sơ thẩm, phúc thẩm). Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Lê Thị Nguyệt Hà

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại

Để được giải đáp thắc mắc về: Điểm khác biệt giữa hoạt động giám đốc thẩm và hoạt động xét xử tại tòa án (sơ thẩm, phúc thẩm)
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề