Điều kiện để được xét hộ nghèo

Tóm tắt câu hỏi:

Điều kiện để được xét hộ nghèo

Xin chào các anh chị, tôi có thắc mắc mong các anh chị giải thích giúp tôi. Tôi xin trình bày như sau: Là bản thân tôi, bị tàn tật nặng và không có khả năng lao động, và đang hưởng trợ cấp BTXH hàng tháng là 540.000vnd /tháng, và BHYT hàng năm. Vậy nay tôi đã lấy vợ và có con, nhưng vợ tôi không có công ăn việc làm. Con thì còn bé, vậy gia đình tôi có được xét là hộ nghèo không và nếu có thì vợ con tôi, có được hưởng quyền lợi gì không?  tại sao?

Người gửi: Nguyễn Văn Huy (Hà Tĩnh)

Điều kiện để được xét hộ nghèo

( Ảnh minh họa:Internet)
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi 1900 6589

 

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn ! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý:

– Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020;

– Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở;

– Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;

– Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg về việc khám chữa bệnh cho người nghèo;

– Quyết định số 60/2014/QĐ-TTg quy định tiêu chí hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện.

2/ Điều kiện để được xét hộ nghèo

Về yêu cầu gia đình bạn có được xét là hộ nghèo không?

Theo như thông tin bạn cung cấp, bạn không nói rõ gia đình bạn ở khu vực nông thôn hay khu vực thành thị? Thu nhập cụ thể của từng người/tháng là bao nhiêu, ngoài trợ cấp xã hội ra còn có thêm khoản thu nhập nào nữa hay không? Do đó, căn cứ theo Điều 1 Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 quy định các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020:

1. Các tiêu chí về thu nhập

a) Chuẩn nghèo: 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.

b) Chuẩn cận nghèo: 1.000.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 1.300.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.

2. Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản

a) Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; thông tin;

b) Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ số): tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.

Như vậy, gia đình bạn có thể đủ điều kiện để trở thành hộ nghèo hay không cần xét vào từng trường hợp sau:

Trường hợp thứ nhất, gia đình bạn thuộc khu vực nông thôn. Hộ nghèo thuộc khu vực nông thôn là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

– Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;

– Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên (các dịch vụ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 59/2015/QĐ-TTg).

Trường hợp thứ hai, gia đình bạn thuộc khu vực thành thị. Hộ nghèo thuộc khu vực thành thị là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

– Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;

– Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chsố đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Vì Nhà nước có quy định hộ nghèo theo từng giai đoạn, tương ứng với từng giai đoạn mà Nhà nước có những tiêu chí, điều kiện khác nhau để xét hộ nghèo. Do thông tin bạn cung cấp chưa rõ về việc gia đình bạn được xét hộ nghèo tại thời điểm nào cũng như họ sống ở khu vực nông thôn hay thành thị nên khó có thể xác định việc gia đình bạn có được xét hộ nghèo không. 

Như vậy, tùy từng vào trường hợp gia đình bạn thuộc khu vực nào, đáp ứng đủ các tiêu chí về thu nhập và các tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản như các trường hợp trên trong giai đoạn xét hộ nghèo từ năm 2016 đến năm 2020 thì gia đình bạn có thể sẽ được xét hộ nghèo. 

Về những quyền lợi mà hộ nghèo được hưởng:

– Hỗ trợ nhà ở 

Theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở: Đối tượng được hỗ trợ phải là hộ nghèo, thu nhập bình quân dưới 200.000 đồng /người/tháng; đang thường trú và có trong danh sách hộ nghèo tại địa phương; đã có đất nhưng chưa có nhà ở hoặc nhà quá tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ và không có khả năng tự cải thiện nhà ở.

Thứ tự ưu tiên được dành cho các gia đình có công với cách mạng; hộ đồng bào dân tộc thiểu số; hộ nghèo có khó khăn về nhà ở thuộc 62 huyện nghèo; hộ ở vùng thường xuyên xẩy ra thiên tai như sạt lở bờ sông, ven biển, sạt lở đất, vùng dễ xẩy ra lũ quét; hộ có hoàn cảnh khó khăn, già cả neo đơn. 

Nhà ở được xây dựng phải đảm bảo nền cứng, khung cứng và mái cứng; diện tích sử dụng tối thiểu 24 m2, tuổi thọ từ 10 năm trở lên, bảo đảm vệ sinh môi trường, chắc chắn, bao che kín đáo, tránh được tác động xấu của thời tiết, khí hậu. Nhà nước sẽ cấp tối thiểu 7,2 triệu đồng trực tiếp cho mỗi hộ nghèo để làm nhà ở; với vùng khó khăn, mức hỗ trợ tối thiểu 8,4 triệu đồng/hộ. Các hộ nếu có nhu cầu, được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội với mức tối đa 8 triệu đồng, lãi suất 3%/năm trong thời hạn 10 năm.

Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội có quy định về hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở: 

1. Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị đ, sập, trôi, cháy hoàn toàn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn nơi ở thì được xem xét hỗ trợ chi phí làm nhà ở với mức tối đa không quá 20.000.000 đồng/hộ.

2. Hộ phải di dời nhà ở khẩn cấp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền do nguy cơ sạt lở, lũ, lụt, thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác được xem xét hỗ trợ chi phí di dời nhà ở với mức tối đa không quá 20.000.000 đồng/hộ.

3. Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị hư hỏng nặng do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không ở được thì được xem xét hỗ trợ chi phí sửa chữa nhà ở với mức tối đa không quá 15.000.000 đồng/hộ.

– Về y tế:

Theo Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg về việc khám chữa bệnh cho người nghèo thì người nghèo được cấp thẻ BHYT.

– Trợ giúp pháp lý:

Người nghèo được trợ giúp pháp lý miễn phí. Riêng các xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 25% được hỗ trợ 2.000.000 đồng để tổ chức trợ giúp pháp lý.

– Hỗ trợ vốn vay cho hộ nghèo, học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo:

Vốn vay cho học sinh, sinh viên: Được thực hiện theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg cụ thể như sau:

+ Đối tượng là học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ, người còn lại là mẹ hoặc cha không có khả năng lao động; học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình khó khăn do tai nạn, bệnh tật, thiên tai có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú.

+ Mức vốn vay tối đa 800.000 đồng/tháng/học sinh-sinh viên.

+ Lãi suất cho vay: 0,5%/tháng.

– Nước sạch – vệ sinh môi trường:

Người nghèo được hỗ trợ vốn vay ưu đãi để xây dựng nhà vệ sinh. Ngoài ra, từng lúc vận động các nhà hảo tâm tài trợ giếng nước, dụng cụ chứa nước. Đặc biệt ưu tiên cho hộ nghèo vùng sâu, vùng xa, vùng có nguồn nước bị ô nhiễm, ngập mặn.

– Hỗ trợ tiền điện:

Quyết định số 60/2014/QĐ-TTg quy định tiêu chí hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện. Theo Điều 1 của Quyết định này, hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện là hộ đáp ứng được một trong 3 tiêu chí sau: 

1.Là hộ có thành viên đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng không thuộc diện hộ nghèo theo quy định của pháp luật và có lượng điện sử dụng cho mục đích sinh hoạt trong tháng không quá 50 KWh ở vùng có điện lưới; 

2.Hộ có thành viên đang hưởng trợ cấp xã hội theo quy định của pháp luật sống ở vùng chưa có điện lưới;

3.Là hộ đồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng chưa có điện lưới. Quyết định cũng nêu rõ, trường hợp hộ có nhiều thành viên hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng hoặc thuộc diện được hỗ trợ tiền điện theo các chính sách khác nhau – ví dự như hộ nghèo -thì chỉ được hưởng một mức hỗ trợ tiền điện cao nhất.

Như vậy, nếu gia đình bạn có đầy đủ tiêu chí là hộ nghèo thì gia đình bạn sẽ được hưởng các quyền lợi được nêu trên.

Trên đây là tư vấn  của công ty Luật Việt Phong về điều kiện để được xét hộ nghèo. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Điều kiện để được xét hộ nghèo
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề