Điều kiện để giành quyền nuôi con khi ly hôn?

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi và chồng kết hôn vào đầu năm 2014 hai vợ chồng sống hòa thuận với nhau. Cuối năm tôi sinh con. Công việc tôi bỏ và chăm con nhỏ trong 2 năm. Chồng tôi đi làm xa 1 năm mà không lo được cho hai mẹ con. Khi xa vợ con anh bắt đầu chơi game trên điện thoại và mê điện thoại., tới lúc về với vợ con thì giống như xa lạ, không tâm sự. Hay chửi mắng vợ vì vợ chưa đi làm. Tháng 10.2016 chúng tôi vào Bình Dương làm ăn những tưởng chồng thay đổi. Tôi làm công nhân rồi phải lo toan hết việc nhà chăm con 1 tay tôi làm tất, còn a đi làm về thì chơi điện thoại, rồi ngày qua ngày cứ thế. Tôi và anh cãi nhau. Anh đánh tôi, bà bồng con dắt về quê, con tôi sinh 3.10.2014. Nay vừa tròn 3 tuổi. Về quê anh không nhận cuộc gọi của tôi. Không cho tôi thăm con. Ông bà nội cũng vậy. Một người chồng không còn thiết tha gì tôi nên tôi quyết định ly hôn, vậy tôi phải làm thế nào để dành phần nuôi con ạ. Tôi xin cám ơn. Bây giờ nhà chồng tôi hoàn toàn dành con tôi không cho ông ba ngoại thăm, mẹ điện thoại thì không gặp như vậy có vi phạm pháp luật không ạ. Chồng tôi hiện làm thợ hồ. Nắng làm mưa nghỉ, công việc không ổn định thất thường. Quê tôi ở Huế, hiện tôi làm công nhân Bình Dương, lương cơ bản 4.500.000. Vậy mong muốn nuôi con của tôi có thể được không ạ. Tôi xin cảm ơn
Người gửi: Ngọc Hà
nuoi con khi ly hon 1

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Việt Phong, về vấn đề của bạn Công ty Luật Việt Phong xin được tư vấn cho bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

2. Điều kiện để giành quyền nuôi con khi ly hôn?

Thông tin bạn cung cấp đến cho chúng tôi chưa thật sự rõ ràng bởi ở đây bạn chỉ nói là bạn muốn ly hôn và không đề cập tới vấn đề chồng bạn có đồng ý ly hôn hay không? Tuy nhiên, xét thấy trên những gì bạn cung cấp, chúng tôi thấy rằng trong trường hợp này bạn có thể đơn phương chấm dứt ly hôn nếu chồng bạn không đồng ý việc ly hôn. Bởi vì chồng bạn đã có hành vi bạo lực (đánh đập bạn), vi phạm nghĩa vụ làm chồng (mải chơi game, không chăm lo cho vợ con) theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Do vậy, dù không thuận tình ly hôn thì bạn vẫn có thể được Tòa chấp nhận việc đơn phương chấm dứt ly hôn theo quy định của luật hôn nhân và gia đình.
Về điều kiện giành quyền nuôi con thì tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn có quy định như sau:
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Như vậy, trong tình huống này, chị không được giao trực tiếp nuôi con theo Khoản 3 Điều trên do con chị đã đủ 3 tuổi (không dưới 36 tháng tuổi) cho nên để nhận được quyền nuôi con trước hết chị cần thỏa thuận với chồng của chị, trong trường hợp chồng chị không đồng ý về việc quyền nuôi con thuộc về bạn thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho một trong hai bên nếu đáp ứng quyền lợi mọi mặt của con.
Quyền lợi về mọi mặt cho con ở đây chị có thể hiểu bao gồm các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, điều kiện học tập, đi lại… nếu bên nào có điều kiện tốt hơn thì Tòa án sẽ giao quyền nuôi con cho bên đó.
Theo như thông tin chị cung cấp, thì hiện tại con chị chưa đủ 7 tuổi để xét nguyện vọng của con, cho nên nếu chị đơn phương ly hôn muốn dành lại quyền nuôi con thì chị cần chứng minh chồng chị không đủ điều kiện mang lại cuôc sống tốt cho con như anh ấy chỉ mải chơi game, không để ý tới vợ con, công việc thất thường, thu nhập không ổn đinh…đồng thời chị phải chứng minh thu nhập của mình có thể đảm bảo cuộc sống cho con thì khi đó Tòa án sẽ giao quyền nuôi con cho chị. Và như những gì chị nêu bên trên, thì có thể Tòa án sẽ giao quyền nuôi con cho chị.
Xét về hành vi không cho gặp con của chồng chị và gia đình bên chồng thì chúng tôi nhận thấy hành vi đó là trái quy định của pháp luật bởi dù có ly hôn và quyền nuôi con thuộc về chồng chị thì theo quy định tại Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: ” Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con” thì gia đình chồng và chồng bạn cũng không được phép cả trở việc chăm sóc, gặp gỡ con của chị.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Điều kiện giành nuôi con khi ly hôn? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Nguyễn Hương Diền

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Điều kiện để giành quyền nuôi con khi ly hôn?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề