Điều kiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng

Tóm tắt câu hỏi:

Điều kiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng

Chào luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc muốn xin tư vấn như sau. Công ty tôi hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu từ năm 2010 đến nay. Hiện tại tôi muốn mở rộng ra làm dịch vụ tạm nhập tái xuất một số hàng hóa đã qua sử dụng được Nhà nước cho phép. Kinh doanh dịch vụ này công ty tôi có cần điều kiện gì không? Có phải xin giấy phép không? Tôi xin cảm ơn.

Người gửi: Vũ Văn Hải (Hải Phòng)

Điều kiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng

( Ảnh minh họa:Internet)
Tư vấn luật: 1900 6589

 

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

– Nghị định 187/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.

– Thông tư 05/2014/TT-BCT Quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa.

2/ Điều kiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng

Danh mục hàng hóa đã qua sử dụng được Bộ Công thương ban hành tại phụ lục V Thông tư 05/2014/TT-BCT.

Căn cứ vào Điều 11 Thông tư 05/2014/TT-BCT quy định về Điều kiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng đã qua sử dụng như sau:

Điều 11. Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng đã qua sử dụng

Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng đã qua sử dụng thuộc Phụ lục V phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Được thành lập tối thiểu là 2 (hai) năm, đã có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hàng hóa.

2. Có số tiền ký quỹ, đặt cọc là 7 tỷ VNĐ (bảy tỷ đồng Việt Nam) nộp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc Chi nhánh Ngân hàng thương mại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Để được kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng đã qua sử dụng, doanh nghiệp phải được thành lập tối thiểu 2 năm và đã có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm nhập, tái xuất hàng hóa; có số tiền ký quỹ, đặt cọc là 7 tỷ VNĐ (bảy tỷ đồng Việt Nam) nộp tại Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh hoặc Chi nhánh Ngân hàng thương mại tỉnh, thành phố.

Theo thông tin bạn cung cấp, công ty của bạn thành lập từ năm 2010 đến nay đã được khoảng 6 năm và đang hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nên đã đáp ứng được điều kiện tại Khoản 1 Điều 11. Để được kinh doanh tạm nhập, tái xuất, công ty bạn cần ký quỹ số tiền 7 tỷ VNĐ tại kho bạc nhà nước hoặc Chi nhánh Ngân hàng thương mại tỉnh, thành phố nơi công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

3/ Giấy phép kinh doanh tạm nhập tái xuất

Tùy vào loại hàng hóa tạm nhập tái xuất mà luật quy định doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh của các cơ quan Nhà nước khác nhau.

Căn cứ vào Điều 11 Nghị định 187/2013/NĐ-CP quy định về giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa như sau:

Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp được quyền kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định sau:

1. Tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, doanh nghiệp phải có giấy phép của Bộ Công Thương.

2. Đối với các loại hàng hóa không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp chỉ cần làm thủ tục tạm nhập, tái xuất tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.

3. Kinh doanh tạm nhập, tái xuất các mặt hàng sau đây là loại hình kinh doanh có điều kiện:

a) Hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu quy định tại Khoản 1 Điều này.

b) Hàng hóa dễ gây lây lan mầm bệnh hoặc gây ô nhiễm môi trường.

c) Hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt theo danh mục do Bộ Công Thương công bố.

Chính phủ giao Bộ Công Thương quy định cụ thể điều kiện để doanh nghiệp được kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo quy định tại Khoản 3 Điều này và điều kiện khi kinh doanh tạm nhập, tái xuất các mặt hàng này.

Nếu hàng hóa tạm nhập tái xuất của Công ty bạn thuộc danh mục hàng hóa  thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu tại Phụ lục I Nghị định 187/2013/NĐ-CP thì công ty bạn phải xin giấy phép của Bộ Công thương.

Nếu hàng hóa tạm nhập tái xuất của Công ty bạn không thuộc trường hợp trên thì  công chỉ cần làm thủ tục tạm nhập, tái xuất tại Chi cục Hải quan cửa khẩu. 

Ngoài ra nếu công ty bạn kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất có điều kiện thì như hàng hóa cấm nhập khẩu, xuất khẩu, hàng hóa dễ gây lây lan mầm bệnh hoặc gây ô nhiễm môi trường, hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc thì cần phải đáp ứng điều kiện kinh doanh riêng của từng loại hàng hóa đó theo quy định của pháp luật.

4/ Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa

Để được kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng, ngoài việc đáp ứng điều kiện trên cũng như có giấy phép kinh doanh tạm nhập tái xuất, Công ty bạn còn phải được Bộ Công thương cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa hay gọi tắt là Mã số tạm nhập, tái xuất.

Căn cứ vào Điều 12 Thông tư 05/2014/TT-BCT quy định cụ thể về Mã số tạm nhập tái xuất như sau:

1. Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc Phụ lục III, IV, V được Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa (sau đây viết tắt là Mã số tạm nhập, tái xuất) khi đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định tại Điều 9 hoặc Điều 10 hoặc Điều 11 Thông tư này.

2. Mã số tạm nhập, tái xuất theo quy định tại Điều này là Mã số riêng đối với từng nhóm hàng hóa. Doanh nghiệp được cấp Mã số tạm nhập, tái xuất nhóm hàng hóa nào thì được kinh doanh tạm nhập, tái xuất các mặt hàng thuộc phạm vi của nhóm hàng hóa đó.

3. Thời hạn hiệu lực của Mã số tạm nhập, tái xuất là 3 (ba) năm, kể từ ngày cấp.

4. Trường hợp hàng hóa nước ngoài gửi vào kho ngoại quan để xuất khẩu, tái xuất qua các tỉnh biên giới thì chỉ doanh nghiệp có Mã số tạm nhập, tái xuất của nhóm hàng hóa đó mới được đứng tên trên tờ khai hải quan nhập, xuất kho ngoại quan để xuất khẩu, tái xuất. Hàng hóa gửi tại kho ngoại quan thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.

5. Hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc Phụ lục III, IV, V trong đó doanh nghiệp không thực hiện tái xuất qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc không thuộc loại hình kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện.

Như vậy, Mã số tạm nhập, tái xuất được Bộ Công thương cấp và có hiệu lực 3 năm kể từ ngày cấp đối với từng nhóm hàng hóa riêng.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về Điều kiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Điều kiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề