Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách

Tóm tắt câu hỏi

Chào Luật sự, xin Luật sự tư vấn giúp tôi về điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định. Tôi muốn xin giấy phép kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định từ Hà Nội đi Lào Cai, cự ly là 270km. Tôi có nghe qua là theo quy định của pháp luật thì cự ly vận chuyển trên 300km phải có số lượng xe tối thiểu là 10 xe. Vậy Luật sư cho tôi hỏi: Cự ly vận chuyển dưới 300km như tôi thì không yêu cầu số lượng xe đúng không? Và nếu sau này khi tôi muốn mở thêm tuyến vận tải hành khách cố định có cự ly trên 300km, thì phải áp dụng điều kiện trên đúng không? và tôi phải xin cấp lại giấy phép kinh doanh vận tải hay phải thay đổi giấy tờ gì?
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Người gửi: Minh Tú
hn lc

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

– Luật giao thông đường bộ 2008
– Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

2/ Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách

Chào bạn, do thông tin bạn cung cấp chưa được cụ thể và rõ ràng do đó tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất, quy định về số lượng xe tối thiểu tại khoản 4 Điều 15 Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như sau:
Điều 15. Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định
4. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định từ 300 ki lô mét trở lên phải có số lượng phương tiện tối thiểu như sau:
a) Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương: Từ 20 xe trở lên;
b) Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các địa phương còn lại: Từ 10 xe trở lên; riêng đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định của Chính phủ: Từ 05 xe trở lên.”
Theo quy định nêu trên, pháp luật chỉ quy định về số lượng phương tiện tối thiểu của kinh doanh vận tải hành khác bằng tuyến cố định từ 300 km trở lên còn về kinh doanh vận tải hành khách bằng tuyến cố định dưới 300 km thì pháp luật không quy định cho nên không bắt buộc về số lượng phương tiện tối thiểu. Hơn nữa trong điều luật này, số lượng phương tiện tối thiểu của kinh doanh vận tải hành khách trên 300km chỉ quy định đối với doanh nghiệp, hợp tác xã còn với hộ kinh doanh thì không bắt buộc.
Vì vậy bạn chỉ cần có đầy đủ các điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô theo quy định tại Khoản 1 Điều 67 Luật giao thông đường bộ năm 2008:
“1. Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh; phương tiện kinh doanh vận tải phải gắn thiết bị giám sát hành trình của xe theo quy định của Chính phủ;
c) Bảo đảm số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phù hợp với phương án kinh doanh và phải có hợp đồng lao động bằng văn bản; nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn nghiệp vụ kinh doanh vận tải, an toàn giao thông; không được sử dụng người lái xe đang trong thời kỳ bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật;
d) Người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trình độ chuyên môn về vận tải;
đ) Có nơi đỗ xe phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, bảo đảm yêu cầu về trật tự, an toàn, phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.”
Nếu khi bạn thay đổi từ kinh doanh vận tải hành khách tuyến cố định dưới 300km sang kinh doanh vận tải hành khách tuyến cố định từ 300km trở lên thì bạn sẽ phải tuân thủ theo quy định của pháp luật nêu trên. Trong trường hợp này bạn chỉ nói về số lượng xe tối thiểu thì bạn phải có ít nhất từ 10 xe trở lên.
Thứ hai, về việc chuyển đổi hình thức kinh doanh
Trong trường hợp bạn muốn chuyển đổi từ kinh doanh hành khách tuyến cố định dưới 300km sang kinh doanh vận tải hành khách tuyến cố định trên 300km thì bạn cần xin cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô do thay đổi nội dung như sau:
1. Trình tự thực hiện:
a) Nộp hồ sơ TTHC:
Đơn vị kinh doanh vận tải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh đến cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh đến Sở Giao thông vận tải (sau đây gọi là cơ quan cấp Giấy phép).
b) Giải quyết TTHC:
– Cơ quan cấp Giấy phép tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ: Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp lại Giấy phép kinh doanh đồng thời phê duyệt Phương án kinh doanh kèm theo. Trường hợp không cấp lại Giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
+ Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh trong đó nêu rõ lý do xin cấp lại theo mẫu phụ lục 01;
+ Giấy phép kinh doanh được cấp trước đó;
+ Tài liệu chứng minh sự thay đổi của những nội dung ghi trong Giấy phép kinh doanh quy định tại khoản 3 Điều 20 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP (việc thay đổi liên quan đến nội dung nào thì bổ sung tài liệu về nội dung đó).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng quy định.
5. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính: Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về vấn đề Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Ngô Việt Hương

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề