Điều kiện thành lập công ty cổ phần xuất khẩu lao động tại Việt Nam

Em chào Anh (Chị) ạ.
Em là người của một công ty bên phía Nhật Bản đang cần tư vấn về vấn đề cổ đông trong công ty. Công ty em là công ty Nhật Bản đang đầu tư thành lập một công ty cổ phần XKLĐ ở Việt Nam, nhưng theo luật thì công ty XKLĐ phải 100% vốn điều lệ của người Việt Nam, vậy nếu cổ đông là người nước ngoài có được không ạ? (Công ty em sẽ là bên cấp vốn). Nếu cổ đông không được là người nước ngoài, thì em đang là người của công ty phía bên Nhật Bản có thể trở thành cổ đông của công ty không ạ(cho dù hiện nay em đang sống và làm việc tại Nhật Bản) 
Em xin cảm ơn!

Đức Hải

Căn cứ pháp lý

– Nghị định 126/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

quy dinh sau khi than lap doanh nghiep 1

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong đối với câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: từ những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi nhận thấy bạn đang gặp vướng mắc trong vấn đề pháp lý liên quan đến điều kiện góp vốn vào công ty cổ phần.

Dựa theo thông tin được cung cấp và căn cứ theo pháp luật về hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tại điều 2 Nghị định 126/2007/NĐ-CP định nghĩa về việc thành lập tổ chức xuất khẩu lao động:

Điều 2. Loại hình doanh nghiệp được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Doanh nghiệp được xem xét cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là Giấy phép) là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có 100% vốn điều lệ của các tổ chức, cá nhân Việt Nam.
Theo đó, trước hết việc đầu tư kinh doanh hoạt động liên quan đến việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải thành lập, đăng ký, hoạt động kinh doanh theo hình thức doanh nghiệp được quy định tại luật doanh nghiệp 2014. 

Ngoài ra, theo quy định khác có liên quan đến công ty cổ phần, tại điều 111 Luật doanh nghiệp quy định về vốn điều lệ của công ty cổ phần:

Điều 111. Vốn công ty cổ phần
1. Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại. Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.
Theo đó, số vốn được đóng góp tại thời điểm thành lập doanh nghiệp xuất khẩu lao động (XKLĐ) ngoài điều kiện cần số vốn pháp định tối thiểu phải là 5 tỷ đồng ( căn cứ theo điều 3 Nghị định 126/2007 ) thì điều kiện đủ là thành viên góp vốn tối thiểu phải là 3 cá nhân, tổ chức mang quốc tịch Việt Nam. 

Tiếp theo, liên quan đến thắc mắc về việc cá nhân là người Việt Nam tham gia góp vốn thành lập công ty XKLĐ là đúng theo quy định pháp luật tuy nhiên sự tham gia này được xem là trên tư cách cá nhân của chính người góp vốn và sẽ phải mọi chịu trách nhiệm trên chính số tiền đã cam kết đóng góp vào công ty.

Từ các căn cứ đó, việc công ty Nhật Bản góp vồn thành lập công ty xuất khẩu/ đựa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là không đúng theo quy định pháp luật và sẽ không được cấp phép thành lập doanh nghiệp.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về điều kiện góp vồn thành lập công ty cổ phần xuất khẩu lao động. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp luật.

Chuyên viên: Văn Minh

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề