Điều kiện và hồ sơ, thủ tục mở phòng khám đa khoa

Tóm tắt câu hỏi :

Hi Việt Phong,

Công ty mình hiện đang có một hệ thống nhà thuốc và đang muốnmở rộng kinh doanh thêm mô hình phòng khám đa khoa kết hợp nhà thuốc. Mình tìmđược thông tin bên công ty có dịch vụ tư vấn mở phòng khám đa khoa nên mình cầntư vấn từ phía công ty.

Việt Phong tư vấn giúp mình vài điều sau nhé:

– Hiện tại mô hình phòng khám đa khoa tích hợp nhà thuốc đãphổ biến chưa ạ?

– Để đầu tư một phòng khám đa khoa đơn giản thì cần ngânsách khoảng bao nhiêu?

– Mình cũng đang nghiên cứu về mô hình bác sĩ gia đình khôngviết Việt Phong có thông tin gì không ạ.

Thanks

Người gửi: Trần Đại Nam

thu tuc mo phong kham chuyen khoa 1

Tư vấn luật: 1900 6589

Luật sư tư vấn :

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật ViệtPhong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạnnhư sau:

1/ Căn cứ pháp lý :

– Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009;

– Thông tư 41/2011/TT-BYT hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

– Thông tư 16/2014/TT-BYT hướng dẫn thí điểm về bác sĩ gia đình và phòng khám bác sĩ gia đình.

2/ Điều kiện và hồ sơ, thủ tục mở phòng khám đa khoa

Thứ nhất, mô hình phòng khám đa khoa tích hợp nhà thuốc cóphổ biến không.

Hiện nay, diễn biến tình hình bệnh tật ngày càng phức tạp,nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng cao. Ở nhiều phường, xã đanghình thành các phòng khám, nhà thuốc tư nhân tự phát. Mô hình phòng khám đakhoa tích hợp nhà thuốc ở các tỉnh đều đã có tuy nhiên vẫn chưa được phổ biến rộngkhắp. Vì vậy, phòng khám đa khoa có đầy đủcơ sở vật chất, trang thiết bị, nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP, hiện là loạiphòng khám “có điều kiện” cần được khuyến khích phát triển. Mô hình phòng khámđa khoa tích hợp nhà thuốc sẽ rất thuận tiện, góp phần quan trọng thu hút ngườidân có bệnh và chưa có bệnh đến chăm sóc sức khỏe, mua thuốc phòng bệnh và chữabệnh, trực tiếp giảm tải cho các bệnh viện lớn. Thực tế cho thấy, một số phòngkhám đa khoa tích hợp nhà thuốc đã thu hút được một lượng khách bao gồm cả kháchhàng nước ngoài từ các bệnh viện là tín hiệu khả quan cho việc giảm tải. Có thểthấy, mô hình phòng khám đa khoa tích hợp nhà thuốc là một nhu cầu cấp thiết vàphù hợp đối với việc chăm sóc sức khỏe của người dân trên cả nước.

Thứ hai, về điều kiện cũng như thủ tục, chi phí mở phòngkhám đa khoa.

Tại Điều 24 Thông tư 41/2011/TT-BYT hướng dẫncấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đốivới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có quy định như sau:

Điều 24. Điều kiện cấp giấy phép hoạt độngđối với phòng khám đa khoa

1. Quy mô phòng khám đa khoa:

Phòng khám đa khoa phải đáp ứng ít nhất các điều kiện sau:

a) Có ít nhất 02 trong 04 chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi;

b) Phòng cấp cứu;

c) Buồng tiểu phẫu;

d) Phòng lưu người bệnh;

đ) Cận lâm sàng: Có hai bộ phận xét nghiệm và chẩn đoán hìnhảnh;

2. Cơ sở vật chất:

a) Có nơi tiếp đón, phòng cấp cứu, phòng lưu người bệnh,phòng khám chuyên khoa và buồng tiểu phẫu. Các phòng khám trong phòng khám đakhoa phải đáp ứng các yêu cầu ít nhất về diện tích như sau:

– Phòng cấp cứu có diện tích ít nhất 12m2;

– Phòng lưu người bệnh có diện tích ít nhất 15m2; có ít nhấttừ 02 giường lưu trở lên, nếu có từ 03 giường lưu trở lên thì diện tích mỗi giườngít nhất là 05m2;

– Các phòng khám chuyên khoa và buồng tiểu phẫu có diện tíchít nhất 10m2. Riêng đối với phòng khám đa khoa khu vực của Nhà nước phải bảo đảmtiêu chuẩn thiết kế quy định tại Quyết định số 1327/2002/QĐ-BYT ngày 18 tháng 4 năm 2002 của Bộ trưởng BộY tế;

b) Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, quản lý chất thảiy tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;

c) Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụchăm sóc người bệnh.

3. Thiết bị y tế:

Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt độngchuyên môn mà phòng khám đa khoa đăng ký.

4. Tổ chức nhân sự:

a) Số lượng bác sỹ làm việc toàn thời gian (cơ hữu) phải đạttỷ lệ ít nhất là 50% trên tổng số bác sỹ của phòng khám đa khoa;

b) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khámđa khoa phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với ít nhất mộttrong các chuyên khoa mà phòng khám đa khoa đăng ký;

– Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng. Việcphân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khámđa khoa phải được thể hiện bằng văn bản;

– Là người làm việc toàn thời gian tại phòng khám đa khoa;

c) Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật củaphòng khám đa khoa, các đối tượng khác làm việc trong phòng khám đa khoa nếu cóthực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ đượcthực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việcphân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉhành nghề của người đó.

5. Phạm vi hoạt động chuyên môn:

Hành nghề theo phạm vi hoạt động chuyên môn được Giám đốc SởY tế tỉnh phê duyệt. Việc phê duyệt phải căn cứ vào quy định về phạm vi hoạt độngchuyên môn tại các Điều 25, 26, 28, 29, 30, 32, 33 và 34 Thông tư này.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đốivới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo khoản 1 Điều 46 Luật khám bệnh, chữa bệnh2009 quy định cụ thể:

1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt độngbao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động;

b) Bản sao quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩmquyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăngký kinh doanh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầutư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;

c) Bản sao chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệmchuyên môn kỹ thuật, người phụ trách bộ phận chuyên môn và danh sách ghi rõ họtên, số chứng chỉ, phạm vi hoạt động chuyên môn của từng người hành nghề đối vớibệnh viện; bản sao chứng chỉ hành nghề của từng người hành nghề đối với cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh khác;

d) Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, bản mô tả môhình tổ chức và hồ sơ nhân sự;

đ) Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điềukiện quy định tại Điều 43 của Luật này;

e) Đối với bệnh viện, ngoài các điều kiện quy định tại cácđiểm a, b, c, d và đ khoản này còn phải có Điều lệ tổ chức và hoạt động, phươngán hoạt động ban đầu.

Về thủ tục, căn cứ khoản 1 Điều 47 Luật khám bệnh, chữa bệnh2009 quy định:

1. Thủ tục cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đốivới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định như sau:

a) Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt độngquy định tại Điều 46 của Luật này được nộp cho Bộ Y tế hoặc Bộ Quốc phòng hoặcSở Y tế;

b) Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởngBộ Y tế hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp hoặc điều chỉnhgiấy phép hoạt động; nếu không cấp hoặc điều chỉnh giấy phép hoạt động thì phảitrả lời bằng văn bản và nêu lý do.

c) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởngBộ Y tế hoặc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp lại giấy phép hoạtđộng; nếu không cấp lại giấy phép hoạt động thì phải trả lời bằng văn bản vànêu rõ lý do.

2. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc tổchức thẩm định, thành phần thẩm định, thủ tục thẩm định để cấp, điều chỉnh giấyphép hoạt động.

3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc tổ chức thẩm định,thành phần thẩm định, thủ tục thẩm định để cấp, điều chỉnh giấy phép hoạt độngcho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.

Về chi phí để đầu tư một phòng khám đa khoa đơn giản cần từ1-3 tỷ đồng tùy thuộc vào quy mô mà nhà đầu tư mong muốn. Các khoản chi phí đểmua sắm trang thiết bị, vật tư dựa vào nhu cầu của bệnh nhân, khả năng chuyênmôn của nhân lực, tiềm lực tài chính và các yếu tố khác.

Thứ ba, về mô hình bác sĩ gia đình, căn cứ Điều 3, 15, 16Thông tư 16/2014/TT-BYT hướng dẫn thí điểm về bác sĩ gia đình và phòng khám bácsĩ gia đình có quy định cụ thể như sau:

Điều 3. Hình thức tổ chức phòng khám bác sĩ gia đình

Phòng khám bác sĩ gia đình được tổ chức theo một trong cáchình thức sau:

1. Phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân, bao gồm:

a) Phòng khám bác sĩ gia đình tư nhân độc lập;

b) Phòng khám bác sĩ gia đình thuộc phòng khám đa khoa tưnhân hoặc bệnh viện đa khoa tư nhân.

2. Phòng khám bác sĩ gia đình thuộc khoa khám bệnh của bệnhviện đa khoa nhà nước.

3. Trạm y tế xã có lồng ghép, bổ sung nhiệm vụ của phòngkhám bác sĩ gia đình.

Điều 15. Điều kiện hoạt động đối với phòng khámbác sĩ gia đình thuộc phòng khám đa khoa tư nhân hoặc khoa khám bệnh của bệnhviện đa khoa

1. Phòng khám bác sĩ gia đình thuộc phòng khám đa khoa tưnhân hoặc khoa khám bệnh của bệnh viện đa khoa phải bảo đảm các điều kiện quyđịnh tại Điều 14 của Thông tư này.

2. Phòng khám đa khoa tư nhân hoặc bệnh viện đa khoa có tổchức phòng khám bác sĩ gia đình thì phải thực hiện các thủ tục sau:

a) Đối với phòng khám đa khoa tư nhân hoặc bệnh viện đa khoathành lập mới có tổ chức phòng khám bác sĩ gia đình thì khi cấp giấyphép hoạt động phải thẩm định và bảo đảm đủ điều kiện hoạt động đối với phòngkhám bác sĩ gia đình quy định tại Điều 14 của Thông tư này;

b) Đối với phòng khám đa khoa tư nhân hoặc bệnh viện đa khoađã được cấp giấy phép hoạt động có bổ sung phòng khám bác sĩ gia đìnhthì phải có quyết định thành lập phòng khám của cấp có thẩm quyền và có văn bảnđề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy phép hoạt động thẩm định vàbổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn trong giấy phép hoạt động.

Điều 16. Thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép hoạt độngphòng khám bác sĩ gia đình độc lập

Thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép hoạt động phòngkhám bác sĩ gia đình độc lập do cá nhân bác sĩ gia đình thành lập và đăng ký hoạtđộng thực hiện theo quy định tại Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộtrưởng Bộ Y tế về việc hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghềvà cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các văn bảnquy phạm pháp luật khác có liên quan.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong vềvấn đề Điều kiện và hồ sơ, thủ tục mởphòng khám đa khoa. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng cáckiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháplý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luậttrực tuyến 24/7 của Côngty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Vũ Thùy Trang

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Điều kiện và hồ sơ, thủ tục mở phòng khám đa khoa
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề