Điều kiện và thủ tục hưởng chế độ ưu đãi bệnh binh ?

Tóm tắt câu hỏi: 

Xin chào luật sư. Bố em được hưởng chế độ bệnh binh từ năm 1989 đến năm 1995, từ 1995 đến tháng 6/1997 là trợ cấp phúc lợi theo nghị định 28-CP ngày 29/4/1995 , bố em bị cắt chế độ bệnh binh 3, nhưng  tìm hiểu của em thì nghị định 54/2006 đã thay thế nghị định 28-CP, nghị định 31/2013 đã hủy bỏ nghị định 54 ạ! Em muốn biết hiện nay theo giấy giám định sức khỏe của bố em tỉ lệ mất sức là 45% thì có được hưởng chế độ  bệnh binh không ạ? nếu được thì bố em phải làm những thủ tục gì để hưởng chế độ này, và trợ cấp hàng tháng là bao nhiêu ạ!
Bố em hoạt động ở quân đoàn 2 từ 16.10.1986 đến 5.11.1988 có giấy giám định sức khỏe tỉ lệ mất sức là 45%, và đến 2.1989 được xét duyệt là bệnh binh 3 ạ!
Rất mong nhận được sự hồi âm của anh chị luật sư.
Em xin cảm ơn.

Người gửi: Phạm Minh

l21694915 0646 4ba2 8c48 0dd80629321f

Luật sư tư vấn: 

Xin chào bạn, Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong , với câu hỏi của bạn công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau :

1/Căn cứ pháp lý 

– Nghị định 236-HĐBT về bổ sung, sửa đổi một số chế độ, chính sách về thương binh và xã hội;
– Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.

2/ Điều kiện và thủ tục hưởng chế độ ưu đãi bệnh binh ?

Thứ nhất, căn cứ Điều 11 Nghị định 236-HĐBT quy định:
Quân nhân bị mất sức lao động từ 41% trở lên về sinh sống với gia đình và bệnh binh (theo quyết định số 78-CP ngày 13-4-1978 của Hội đồng Chính phủ) nay gọi chung là bệnh binh và xếp theo 3 hạng:
– Hạng 1: mất từ 81% đến 100% sức lao động
– Hạng 2: mất từ 61% đến 80% sức lao động.
– Hạng 3: mất từ 41% đến 60% sức lao động.”
Theo như thông tin bạn cung cấp thì bố bạn có giấy giám định sức khỏe tỷ lệ mất sức là 45% và được xét duyệt là bệnh binh 3 phù hợp với căn cứ pháp luật quy định. Như vậy bố bạn có đầy đủ điều kiện để hưởng chế độ bệnh binh.
Thứ hai đối với thủ tục hưởng chế độ ưu đãi bệnh binh, căn cứ vào Khoản 2  Điều 26 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH quy định :
a) Người mắc bệnh hoặc thân nhân làm đơn để nghị giải quyết chế độ kèm giấy tờ quy định tại Điểm a, b, c Khoản 2 Điều 25 của Thông tư này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đơn có trách nhiệm xác minh, lập biên bản đề nghị xác nhận bệnh binh kèm giấy tờ quy định tại Điểm a Khoản này gửi Ban Chỉ huy quân sự huyện hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Bộ Công an;
c) Ban Chỉ huy quân sự huyện hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Bộ Công an trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ quy định tại Điểm b Khoản này, có trách nhiệm kiểm tra, cấp giấy xác nhận về thời gian phục vụ trong quân đội, công an (trong trường hợp không còn quyết định phục viên hoặc xuất ngũ); chuyển các giấy tờ đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bệnh tật theo quy định của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an;
d) Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền theo quy định của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận bệnh tật và giới thiệu ra Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền;
đ) Cơ quan có thẩm quyền của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an căn cứ biên bản kết luận của Hội đồng giám định y khoa để ra quyết định cấp giấy chứng nhận bệnh binh và trợ cấp, phụ cấp; chuyển đến cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội nơi bệnh binh cư trú để thực hiện chế độ ưu đãi.”
Thứ ba về chế độ trợ cấp hàng tháng, căn cứ Điều 12 Nghị định 236-HĐBT quy định :
Bệnh binh các hạng 1, 2, 3 được hưởng trợ cấp hàng tháng bằng mức trợ cấp của thương binh loại B khi về gia đình có cùng hạng mất sức lao động nói ở điều 7. Bệnh binh thuộc diện hưởng sinh hoạt phí thì trợ cấp sức hàng tháng tính trên mức lương thống nhất là 250 đồng; công nhân, viên chức trước khi vào bộ đội đã có mức lương cao hơn thì tính theo mức lương ấy. Bệnh binh hạng 1 được nuôi dưỡng ở gia đình, ngoài trợ cấp nói trên, còn được phụ cấp hàng tháng 70 đồng cho người phục vụ nếu có quyết định của Hội đồng giảm định y khoa.”
Như vậy trường hợp của bố bạn có thể sẽ được trợ cấp hàng tháng tính trên mức lương thống nhất là 250 đồng.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về điều kiện và thủ tục hưởng chế độ ưu đãi bệnh binh. Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

Chuyên viên: Phạm Hoa

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Điều kiện và thủ tục hưởng chế độ ưu đãi bệnh binh ?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề