Điều kiện và thủ tục xin giảm trừ gia cảnh?

Posted on Tư vấn thuế – kế toán 241 lượt xem

Tóm tắt câu hỏi

Điều kiện và thủ tục xin giảm trừ gia cảnh?
Người gửi: Dương Dung (Vĩnh Phúc)
Bài viết liên quan:
images 1 1

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1. Cơ sở pháp lý

– Luật thuế thu nhập cá nhân 2007
– Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012
– Luật về thuế sửa đổi 2014
– Nghị định 65/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân
– Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện luật thuế thu nhập cá nhân, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân
– Thông tư 95/2016/TT-BTC ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về đăng ký thuế

2. Điều kiện và thủ tục xin giảm trừ gia cảnh?

2.1. Điều kiện giảm trừ gia cảnh:
Khoản 4 Điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 sửa đổi Khoản 1 Điều 19 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 và Khoản 4 Điều 6 Luật về thuế sửa đổi 2014 sửa đổi Khoản 4 Điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 quy định về giảm trừ gia cảnh như sau:
“Điều 19. Giảm trừ gia cảnh
1. Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây: 
a) Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu
đồng/năm); 
b) Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng. 
Trường hợp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm Luật có hiệu lực thi hành hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản này phù hợp với biến động của giá cả để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo.”
Như vậy, theo quy định này thì để được giảm trừ gia cảnh thì bạn phải thuộc đối tượng được giảm trừ gia cảnh và có thu nhập được giảm trừ gia cảnh. Cụ thể:
Đối tượng được giảm trừ gia cảnh phải là cá nhân cư trú. Trong đó, theo Khoản 2 Điều 2 Luật thuế TNCN 2007 thì cá nhân cư trú được xác định như sau:
“Điều 2. Đối tượng nộp thuế
2. Cá nhân cư trú là người đáp ứng  một trong các điều kiện sau đây:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.”
– Thu nhập được tính giảm trừ gia cảnh: là thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của người nộp thuế là cá nhân cư trú. Trong đó, thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công theo Khoản 1 Điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 bao gồm:
“2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản: phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật; trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động; trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.”
Như vậy, nếu bạn là cá nhân cư trú và có thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công thì sẽ được tính giảm trừ gia cảnh trước khi tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công.
2.2. Cách thức giảm trừ:
Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của người nộp thuế là cá nhân cư trú.
Như vậy, nếu bạn đủ điều kiện được giảm trừ gia cảnh thì khi đó tùy vào điều kiện cụ thể bạn sẽ được giảm trừ 1 khoản tương ứng  vào thu nhập chịu thuế từ tiền lương của mình trước khi tính thuế thu nhập cá nhân.
2.3. Mức giảm trừ gia cảnh; nguyên tắc và thủ tục xin giảm trừ gia cảnh
Căn cứ Điều 19 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012, Điều 12 Nghị định 65/2013/NĐ-CP và Điều 9 Thông tư 111/2013/NĐ-CP thì mức giảm trừ gia cảnh và nguyên tắc, thủ tục xin giảm trừ gia cảnh được xác định  như sau: 
– Đối với đối tượng nộp thuế:
+ Mức giảm trừ: là 9 triệu đồng/tháng/người (108 triệu đồng/năm/người); 
+ Nguyên tắc, Thủ tục: 
• Nguyên tắc: Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công thì tại một thời điểm (tính đủ theo tháng) người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi. Trường hợp trong năm tính thuế cá nhân chưa giảm trừ cho bản thân hoặc giảm trừ cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì được giảm trừ đủ 12 tháng khi thực hiện quyết toán thuế theo quy định.Như vậy, vì vợ chồng bạn chỉ có 1 thu nhập từ tiền lương, do đó, cả vợ, chồng bạn đều được trừ đi 9 triệu đồng/tháng/người vào tiền lương chịu thuế thu nhập cá nhân trước khi tính thuế nếu trong năm chưa được giảm trừ đủ 12 tháng thì khi quyết toán thuế, vợ chồng bạn sẽ được giảm trừ bù cho  đủ cả 12 tháng.
• Thủ tục: Trường hợp giảm trừ này bạn không phải làm thủ tục gì, nó sẽ tự động, mặc nhiên giảm trừ cho vợ chồng bạn.
Đối với người phụ thuộc:
+ Mức giảm trừ: 3,6 triệu đồng/tháng/một người phụ thuộc/một người nộp thuế.
+ Cách xác định người phụ thuộc: Người phụ thuộc bao gồm:
1) Con: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng, cụ thể gồm:
Con dưới 18 tuổi (tính đủ theo tháng).
Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông (tính cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12) không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
2) Vợ hoặc chồng của người nộp thuế đáp ứng điệu kiện 
Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau: Bị khuyết tật, không có khả năng lao động hoặc Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
3) Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế đáp ứng điều kiện như đối tượng (2)
4) Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng gồm: Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế; Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế; Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: con của anh ruột, chị ruột, em ruột; Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật. Những đối tượng này cũng phải đáp ứng điều kiện như đối tượng (2)
Như vậy, đối chiếu quy định trên vào hoàn cảnh cụ thể của mình bạn có thể xác định được bạn có người phụ thuộc để tính giảm trừ gia cảnh hay không?
+ Nguyên tắc giảm trừ cho người phụ thuộc:
Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.
Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký. Đối với người phụ thuộc đã được đăng ký giảm trừ gia cảnh trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được giảm trừ gia cảnh cho đến khi được cấp mã số thuế.
Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Riêng đối với người phụ thuộc khác theo hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1, Điều này thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế, quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó.
Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.
Như vậy, để được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc (nếu có) thì bạn phải đăng ký thuế và được cấp mã số thuế Và chỉ được giảm trừ theo nguyên tắc trên. 
+ Thủ tục xin giảm trừ gia cảnh với người phụ thuộc:
Bước 1:  Đăng ký người phụ thuộc
Trước đó bạn phải đăng ký thuế và được cấp mã số thuế rồi.
Bạn phải đăng ký người phụ thuộc của mình theo mẫu số 20 – ĐK – TCT tại Thông tư 95/2016/TT-BTC và nộp hai (02) bản cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập để làm căn cứ tính giảm trừ cho người phụ thuộc, trong trường hợp bạn trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế thì nộp một (01) bản cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức trả thu nhập cùng thời điểm nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân của kỳ khai thuế đó theo quy định của Luật Quản lý thuế.
Trường hợp nộp cho tổ chức trả thu nhập thì Tổ chức, cá nhân trả thu nhập lưu giữ một (01) bản đăng ký và nộp một (01) bản đăng ký cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý cùng thời điểm nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân của kỳ khai thuế đó theo quy định của luật quản lý thuế.
Tùy vào đối tượng người phụ thuộc của bạn là ai mà hồ sơ chứng minh người phụ thuộc phải có các giấy tờ tương ứng quy định tại điểm g Khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, cụ thể như sau:
“Điều 9. Các khoản giảm trừ
1. Giảm trừ gia cảnh
g) Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc
g.1) Đối với con:
g.1.1) Con dưới 18 tuổi: Hồ sơ chứng minh là bản chụp Giấy khai sinh và bản chụp Chứng minh nhân dân (nếu có).
g.1.2) Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động, hồ sơ chứng minh gồm:
g.1.2.1) Bản chụp Giấy khai sinh và bản chụp Chứng minh nhân dân (nếu có).
g.1.2.2) Bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.
g.1.3) Con đang theo học tại các bậc học theo hướng dẫn tại tiết d.1.3, điểm d, khoản 1, Điều này, hồ sơ chứng minh gồm:
g.1.3.1) Bản chụp Giấy khai sinh.
g.1.3.2) Bản chụp Thẻ sinh viên hoặc bản khai có xác nhận của nhà trường hoặc giấy tờ khác chứng minh đang theo học tại các trường học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trung học phổ thông hoặc học nghề.
g.1.4) Trường hợp là con nuôi, con ngoài giá thú, con riêng thì ngoài các giấy tờ theo từng trường hợp nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ khác để chứng minh mối quan hệ như: bản chụp quyết định công nhận việc nuôi con nuôi, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan nhà nước có thẩm quyền…
g.2) Đối với vợ hoặc chồng, hồ sơ chứng minh gồm:
– Bản chụp Chứng minh nhân dân.
– Bản chụp sổ hộ khẩu (chứng minh được mối quan hệ vợ chồng) hoặc Bản chụp Giấy chứng nhận kết hôn.
Trường hợp vợ hoặc chồng trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ khác chứng minh người phụ thuộc không có khả năng lao động như bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động, bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).
g.3) Đối với cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng), cha dượng, mẹ kế, cha nuôi hợp pháp, mẹ nuôi hợp pháp hồ sơ chứng minh gồm:
– Bản chụp Chứng minh nhân dân.
– Giấy tờ hợp pháp để xác định mối quan hệ của người phụ thuộc với người nộp thuế như bản chụp sổ hộ khẩu (nếu có cùng sổ hộ khẩu), giấy khai sinh, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Trường hợp trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ chứng minh là người khuyết tật, không có khả năng lao động như bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động, bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).
g.4) Đối với các cá nhân khác theo hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1, Điều này hồ sơ chứng minh gồm:
g.4.1) Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Giấy khai sinh.
g.4.2) Các giấy tờ hợp pháp để xác định trách nhiệm nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người phụ thuộc trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêm giấy tờ chứng minh không có khả năng lao động như bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động, bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).
Các giấy tờ hợp pháp tại tiết g.4.2, điểm g, khoản 1, Điều này là bất kỳ giấy tờ pháp lý nào xác định được mối quan hệ của người nộp thuế với người phụ thuộc như:
– Bản chụp giấy tờ xác định nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật (nếu có).
– Bản chụp sổ hộ khẩu (nếu có cùng sổ hộ khẩu).
– Bản chụp đăng ký tạm trú của người phụ thuộc (nếu không cùng sổ hộ khẩu).
– Bản tự khai của người nộp thuế theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nộp thuế cư trú về việc người phụ thuộc đang sống cùng.
– Bản tự khai của người nộp thuế theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người phụ thuộc đang cư trú về việc người phụ thuộc hiện đang cư trú tại địa phương và không có ai nuôi dưỡng (trường hợp không sống cùng).
g.5) Cá nhân cư trú là người nước ngoài, nếu không có hồ sơ theo hướng dẫn đối với từng trường hợp cụ thể nêu trên thì phải có các tài liệu pháp lý tương tự để làm căn cứ chứng minh người phụ thuộc.
g.6) Đối với người nộp thuế làm việc trong các tổ chức kinh tế, các cơ quan hành chính, sự nghiệp có bố, mẹ, vợ (hoặc chồng), con và những người khác thuộc diện được tính là người phụ thuộc đã khai rõ trong lý lịch của người nộp thuế thì hồ sơ chứng minh người phụ thuộc thực hiện theo hướng dẫn tại các tiết g.1, g.2, g.3, g.4, g.5, điểm g, khoản 1, Điều này hoặc chỉ cần Tờ khai đăng ký người phụ thuộc theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị vào bên trái tờ khai.
Thủ trưởng đơn vị chỉ chịu trách nhiệm đối với các nội dung sau: họ tên người phụ thuộc, năm sinh và quan hệ với người nộp thuế; các nội dung khác, người nộp thuế tự khai và chịu trách nhiệm.”
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ chứng minh người phụ thuộc thì trong vòng ba (03) tháng kể từ ngày nộp tờ khai đăng ký người phụ thuộc (bao gồm cả trường hợp đăng ký thay đổi người phụ thuộc) bạn phải nộp hồ sơ đến nơi bạn nộp bản đăng ký người phụ thuộc. Tổ chức trả thu nhập có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ chứng minh người phụ thuộc và xuất trình khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra thuế.
Quá thời hạn nộp hồ sơ nêu trên, nếu bạn không nộp hồ sơ thì sẽ không được giảm trừ cho người phụ thuộc và phải điều chỉnh lại số thuế phải nộp.
Bạn chỉ phải đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh cho mỗi một người phụ thuộc một lần trong suốt thời gian được tính giảm trừ gia cảnh. Trường hợp bạn thay đổi nơi làm việc thì thực hiện đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc như trường hợp đăng ký người phụ thuộc lần đầu như trên.
Trên đây là tư vấn từ Luật Việt Phong về Điều kiện và thủ tục xin giảm trừ gia cảnh?. Chúng tôi hy vọng quý khách có thể vận dụng được các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan , hoặc cần tư vấn, giải đáp quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý
Chuyên viên: Nguyễn Thị Thu

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Điều kiện và thủ tục xin giảm trừ gia cảnh?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề