Doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm y tế

Kính gửi anh/chị.
Em có 1 thắc mắc muốn nhờ quý anh chị giải đáp:
Bên công ty em có 1 trường hợp bị bệnh và nằm viện để điều trị từ ngày 06/12/2019 đến ngày 12/1/2020 ,chi phí điều trị khoảng 10 triệu đồng . Do bên công ty em đang nợ bảo hiểm nên thẻ BHYT không được gia hạn và bệnh viện k chấp nhận chi trả qua thẻ BHYT và buộc phải thanh toán tiền mặt. Vậy bây giờ em muốn làm thủ tục để thanh toán lại tiền bảo hiểm y tế thì thủ tục, hồ sơ cần những gì và thời gian bao lâu có thể được giải quyết?
Hôm nay ngày 30/01/2020 em mới xử lý thủ tục thì có hợp lý không ạ?
Rất mong nhận được giải đáp từ Quý Anh/chị.
Trân Trọng cảm ơn!
Tăng Thị Huệ

Cơ sở pháp lý: 

1035 bai8 1 1

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty Luật Việt Phong, đối với câu hỏi của bạn Công ty Luật Việt Phong xin được tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau: theo những thông tin bạn chia sẻ, chúng tôi thấy rằng bạn đang thắc mắc về vấn đề pháp lý liên quan đến việc chậm nộp bảo hiểm y tế.
Theo khoản 2 Điều 49 Luật bảo hiểm y tế năm 2008:
Điều 49. Xử lý vi phạm
2. Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế mà không đóng hoặc đóng không đầy đủ theo quy định của pháp luật thì cùng với việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, còn phải nộp số tiền lãi trong thời gian chậm đóng theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gửi của người có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của quỹ  bảo hiểm y tế.
Theo khoản 3 Điều 6 Quyết định 60/2015/QĐ-TTg:
Điều 6. Tập trung nguồn thu, quản lý và sử dụng nguồn thu
3. Việc thu tiền lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thực hiện như sau:
a) Trường hợp chậm đóng bảo hiểm y tế từ 30 ngày trở lên, số tiền lãi phải thu bằng 02 lần mức lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên Cổng Thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng. Trường hợp lãi suất liên ngân hàng năm trước liền kề không có kỳ hạn 9 tháng thì áp dụng theo mức lãi suất của kỳ hạn liền trước kỳ hạn 9 tháng;
Theo Điều 16 Nghị định 95/2013/NĐ-CP:
Điều 16. Vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
l) Không thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế; không thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
d) Buộc người sử dụng lao động thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế; thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm 1 Khoản 2 Điều này;
Do đó, tùy vào thời gian chậm nộp mà tiền lãi, mức tiền phạt là khác nhau. 
Theo Điều 13 Luật bảo hiểm y tế, người sử dụng lao động phải đóng tiền BHYT định kỳ hằng tháng, trích chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng đó. Vì vậy, doanh nghiệp cần chủ động tính số tiền BHYT đang nợ và số tiền lãi chậm nộp trước khi bị Cơ quan BHYT thông báo chậm nộp và tiến hành thủ tục truy thu, xử lý vi phạm hay khấu trừ tài khoản. 
Sau đó, doanh nghiệp nộp vào tài khoản của Cơ quan BHYT chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng đó. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên liên hệ với Cơ quan BHYT để giải quyết sự việc được nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo quyền lợi của người lao động.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về việc chậm nộp bảo hiểm y tế. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn bạn vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp luật.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia. Nguyễn Thị Phương Anh

Để được giải đáp thắc mắc về: Doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm y tế
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề