Doanh nghiệp sử dụng 2 bảng lương bị xử lý như thế nào?

Posted on Tư vấn luật lao động 795 lượt xem

Tóm tắt câu hỏi

Cho mình hỏi, có 01 công ty sử dụng 02 bảng lương trong thời gian dài (khoảng 3 năm), trong đó 01 bảng lương là lương thực nhận của công nhân, 01 bảng lương công ty làm để cung cấp cho cơ quan nhà nước (bảng lương này có hành vi công ty giả chữ ký của công nhân).  Lý do công ty đưa ra về việc sử dụng 02 bảng lương là nhằm hợp thức hóa một số khoản như: tiền đào tạo nghề. Vậy, cho mình hỏi hành vi trên vi phạm pháp luật không, nếu có thì cụ thể vi phạm quy định nào của Nhà nước, hình thức xử lý như thế nào.
Người gửi: Ngô An ( Nghệ An)
Bài viết liên quan:
Kết quả hình ảnh cho vi phạm quy định về là m 02 bảng lương

Luật sư tư vấn

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1. Cơ sở pháp lý

Bộ luật lao động 2012
Nghị định 88/2015/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 95/2013/nđ-cp ngày 22 tháng 8 năm 2013 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Nghị định 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm 2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động về tiền lương
Bộ luật hình sự 2015, Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017
2. Doanh nghiệp sử dụng 2 bảng lương bị xử lý như thế nào?
Điều 93 Bộ luật lao động 2012 quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang, bảng lương theo nguyên tắc Chính phủ quy định. Cụ thể nguyên tắc xây dựng thang, bảng lương được quy định tại Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP như sau:
“Điều 7. Nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương
1. Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, doanh nghiệp xây dựng và quyết định thang lương, bảng lương đối với lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh, phục vụ.
2. Bội số của thang lương là hệ số chênh lệch giữa mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật cao nhất so với mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật thấp nhất, số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi. Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.
3. Mức lương thấp nhất (khởi điểm) của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương do công ty xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực hiện công việc hoặc chức danh, trong đó:
a) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
b) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
c) Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
4. Khi xây dựng và áp dụng thang lương, bảng lương phải bảo đảm bình đẳng, không phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn đối với người lao động, đồng thời phải xây dựng tiêu chuẩn để xếp lương, điều kiện nâng bậc lương.
5. Thang lương, bảng lương phải được định kỳ rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế về đổi mới công nghệ, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, mặt bằng tiền lương trên thị trường lao động và bảo đảm các quy định của pháp luật lao động.
6. Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương phải báo cáo chủ sở hữu cho ý kiến trước khi thực hiện; đối với công ty mẹ – Tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của Tổng công ty hạng đặc biệt đồng thời gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để theo dõi, giám sát.”
Như vậy, pháp luật hiện hành chỉ quy định nguyên tắc xây dựng thang bảng lương như thế nào chứ không có quy định cụ thể về việc doanh nghiệp được sử dụng mấy bảng lương. Tuy nhiên dựa trên tinh thần của pháp luật, cụ thể tại khoản 1 Điều này có quy định “1. Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, doanh nghiệp xây dựng và quyết định thang lương, bảng lương đối với lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh, phục vụ.”
Từ quy định này có thể hiểu rằng, doanh nghiệp khi xây dựng bảng lương phải dựa vào thực tế tổ chức sản xuất, lao động của doanh nghiệp mình. Do đó trong sẽ đặt ra câu hỏi là khi doanh nghiệp xây dựng hai bảng lương khác nhau 01 bảng lương là lương thực nhận của công nhân, 01 bảng lương làm để cung cấp cho cơ quan nhà nước do đó, ắt hẳn 1 trong 2 cái sẽ là không phản ảnh đúng thực tế kinh doanh, lao động của doanh nghiệp và khi đó bảng lương đó sẽ vi phạm nguyên tắc xây dựng bảng lương của nhà nước. Vì vậy, cũng ngầm hiểu rằng việc doanh nghiệp sử dụng 2 bảng lương sẽ là hành vi trái pháp luật vi phạm nguyên tắc quản lý của nhà nước về xây dựng thang bảng lương.
Về việc xử lý hành vi này thì tùy vào tính chất mức độ của hành vi mà sẽ bị phạt tiền nhiều hay ít, cụ thể Khoản 10 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP(sửa đổi Điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP) quy định về xử phạt hành vi này như sau:
“Điều 13. Vi phạm quy định về tiền lương
[…]2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động hoặc xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định pháp luật;
3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.”
Như vậy, trong trường hợp lương trong bảng lương nộp cho cơ quan nhà nước cao hơn mức lương thực tế trả công nhân thì công ty đã có hành vi “trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện”  quy định tại Khoản 3 Điều này và tùy thuộc vào số người lao động bị vi phạm mà mức phạt tiền là khác nhau như Khoản này quy định. Trường hợp mức lương trong bảng lương nộp cho cơ quan nhà nước thấp hơn mức lương thực tế trả công nhân thì hành vi này của công ty sẽ không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 mà sẽ là hành vi “xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định pháp luật;” quy định tại Khoản 2 và theo đó công ty sẽ bị phạt tiền từ 2-5 triệu đồng.
Ngoài ra, nếu công ty dùng bảng lương phụ để trốn đóng bảo hiểm xã hội, trốn thuế mà hành vi đó đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì công ty sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động (Điều 216 Bộ luật hình sự 2015) hoặc tội trốn thuế(Điều 200 Bộ luật hình sự 2015) và cả hai tội này theo quy định tại Khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017 sửa đổi Điều 76 Bộ luật hình sự 2015 thì đều áp dụng với pháp nhân, do đó, nếu đủ dấu hiệu phạm tội công ty sẽ bi truy cứu trách nhiệm về các tội này.
Trên đây là tư vấn từ Luật Việt Phong về việc Nhận giải thưởng quốc tế về môi trường có phải nộp thuế thu nhập cá nhân hay không. Chúng tôi hy vọng quý khách có thể vận dụng được các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan , hoặc cần tư vấn, giải đáp quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý
Chuyên viên: Nguyễn Thị Thu

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Doanh nghiệp sử dụng 2 bảng lương bị xử lý như thế nào?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề