Đồng phạm có phải chịu trách nhiệm Hình sự do hành vi vượt quá của người thực hành gây ra không?

Tóm tắt tình huống:

Tôi là công nhân KCN tại Hải Dương, làm tại khu vực sản xuất đồ điện tử. Do phát hiện khu chứa hàng của công ty ít người qua lại, bảo vệ trông coi không cẩn thận nên muốn lấy trộm một số đồ về bán lấy tiền tiêu xài. Vì vậy tôi rủ N là bạn ở trọ cùng lập kế hoạch trộm. Đêm 22/3, chúng tôi trốn vào kho hàng, lấy ra 1 kiện hàng mang ra thì bị anh K là bảo vệ phát hiện. Lập tức tôi ôm kiện hàng bỏ chạy nhưng N đã quật ngã anh K xuống rồi bóp cổ. Sợ bị lộ, tôi bảo N thả anh K ra rồi chạy trốn nhưng N đã dùng gạch đập vào đầu anh K vì bị anh K nhìn thấy mặt. Chúng tôi chạy trốn về quê ngay trong đêm nhưng 3 hôm sau thì bị bắt. Vậy tôi có phạm tội giết người cùng với N hay chỉ phạm tội trộm cắp? Mong luật sư giúp đỡ.
Người gửi: Dương Lâm Giang
29678 front 1

Luật sư tư vấn:

Chào anh, cảm ơn anh đã gửi câu hỏi của mình tới Công ty luật Việt Phong. Về câu hỏi của anh, Công ty luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn anh như sau:

1/ Cơ sở pháp lý

2/ Đồng phạm có phải chịu trách nhiệm Hình sự do hành vi vượt quá của người thực hành gây ra không?

Theo quy định tại Điều 20 BLHS 1999 sửa đổi bổ sung 2009 về đồng phạm như sau:
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2.  Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
Người đồng phạm phải có cùng cố ý thực hiện tội phạm, phải biết về hành vi của người kia thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về đồng phạm. Nếu trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội, nếu người thực hành thực hiện hành vi tội khác mà người đồng phạm không biết hoặc biết nhưng không để mặc cho hậu quả xảy ra thì không phải chịu trách nhiệm Hình sự về hành vi vượt quá này. Đây là phân hóa trách nhiệm Hình sự trong phạm tội có đồng phạm áp dụng trong thực tiễn xét xử và đã được luật hóa trong Bộ luật Hình sự 2015 tại Điều 17:
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.”
Căn cứ vào thông tin anh cung cấp, việc N thực hiện hành vi phạm tội anh đã ngăn cản nên không bị truy cứu về hành vi vượt quá của N. Tuy nhiên, hành vi trộm cắp của anh và N bị phát hiện nhưng hai người sử dụng vũ lực và chiếm lấy tài sản nên sẽ bị chuyển hóa từ tội trộm cắp tài sản sang tội cướp tài sản, quy định tại Điều 133 BLHS 1999 sửa đổi bổ sung 2009 như sau:
1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến  mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật  từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt Phong về Đồng phạm có phải chịu trách nhiệm Hình sự do hành vi vượt quá của người thực hành gây ra không? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.
Chuyên viên: Đỗ Đức Toàn

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Đồng phạm có phải chịu trách nhiệm Hình sự do hành vi vượt quá của người thực hành gây ra không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

1/5 - (1 bình chọn)

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề