Đồng phạm trộm cắp tài sản có bị ngồi tù không?

Tóm tắt câu hỏi:

Đồng phạm trộm cắp tài sản có bị ngồi tù không?

Em trai em mới 14 tuổi, nhưng vì chơi với đám bạn xấu bị rủ rê, nên hôm trước đã cùng đám bạn ăn trộm một chiếc xe máy của nhà hàng xóm. Khi mới dắt ra đến cổng thì bị phát hiện và giờ đang lấy lời khai tại đồn. EM xin luật sư tư vấn giúp em trai em chỉ là đồng phạm thôi thì có bị ngồi tù không? Mong nhận được sự phản hồi sớm từ phía công ty. Em xin cảm ơn nhiều ạ.

Người gửi: Vũ Văn Hưng (Thái Bình)

Đồng phạm trộm cắp tài sản có bị ngồi tù không?

 

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Luật Việt Phong. Về câu hỏi của bạn, công ty Luật Việt Phong xin tư vấn và hướng dẫn bạn như sau:

1/ Căn cứ pháp lý

– Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009;

2/ Đồng phạm trộm cắp tài sản có bị ngồi tù không?

Căn cứ theo Điều 12 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 có quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:

“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”

– Do thông tin mà bạn cung cấp chưa rõ ràng về độ tuổi của em trai bạn nên chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về 2 trường hợp độ tuổi của em trai bạn như sau:

+ Nếu em trai bạn chưa đủ 14 tuổi: em trai bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội nói trên, bao gồm cả hình phạt phạt tù.

+ Nếu em trai bạn đã đủ 14 tuổi trở lên: em trai bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, và bị áp dụng một trong các hình phạt sau: Cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ và tù có thời hạn.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Bộ Luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì “Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.”

Tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này cũng quy định:

“2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.”

Từ quy định trên, Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.

Mà theo thông tin bạn cung cấp,em bạn cùng với những người bạn còn lại rủ rê nhau cũng thực hiện hành vi trộm cắp tài sản, do đó, theo quy định trên, em bạn và những người cùng thực hiện đều là đồng phạm với vai trò là người thực hành để thực hiện hành vi trộm cắp tài sản.

Ngoài ra, nếu có những người là người chủ mưu cho hành vi trộm cắp này, sẽ bị truy cứu hình sự là đồng phạm đóng vai trò là người tổ chức, chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện trộm cắp tài sản đó.

Tại Điều 18 Bộ Luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 có quy đinh:

“Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.”

Như vậy, mặc dù hành vi trộm cắp tài sản chưa được hoàn thành và tài sản chưa được lấy đi mà đã bị phát hiện nhưng tất cả những người tham gia hành vi trộm cắp bao gồm cả em bạn trong trường hợp này đều phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 138 Bộ Luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định như sau:

Điều 138. Tội trộm cắp tài sản

“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”

– Như chúng tôi đã trình bày ở trên, nếu em trai bạn đã đủ 14 tuổi trở lên, em trai bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, đối với tội phạm ít nghiêm trọng thuộc khoản 1 Điều 138 nói trên (Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.) thì em trai bạn có thể được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 2 Điều 69 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 như sau:

“2. Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.”

– Ngoài ra, khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, thì Toà án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp có tính giáo dục, phòng ngừa được quy định tại  Khoản 1 Điều 70 của Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009, đó là 
a) Giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
b) Đưa vào trường giáo dưỡng. 

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Việt Phong về câu hỏi Đồng phạm trộm cắp tài sản có bị ngồi tù không? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Luật Việt Phong để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

 

 

Bài viết được thực hiện bởi: Luật sư. Nguyễn Văn Đại (Công ty Luật TNHH Việt Phong)

Để được giải đáp thắc mắc về: Đồng phạm trộm cắp tài sản có bị ngồi tù không?
Vui lòng gọi Tổng đài luật sư tư vấn pháp luật 24/7: 1900 6589

Để gửi Email tư vấn pháp luật, Báo giá dịch vụ pháp lý hoặc đặt Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp.
Vui lòng click tại đây

CÔNG TY LUẬT TNHH VIỆT PHONG

 Hà Nội – Biệt thự 2.11 đường Nguyễn Xuân Khoát, KĐT Ngoại Giao Đoàn, Q. Bắc Từ Liêm
– Số 82 Nguyễn Tuân, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân

 Bắc Giang – 65-67 khu Minh Khai, Thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn

 Hưng Yên – Số 73 đường Nguyễn Văn Linh, Phường Bần Yên Nhân, Thị xã Mỹ Hào

Vui lòng đánh giá bài viết

Nếu có vướng mắc bạn vui lòng liên hệ với Luật sư 1900 633 283

hoặc Bạn có thể click vào các ô dưới đây để gửi Email cho chúng tôi, Luật Việt Phong luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề